Tư vấn giải quyết tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất?

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;...

Hỏi: Tôi tên là V, tôi ở NA. Xin quý anh chị tư vấn giúp trường hợp của gia đình tôi, Ông nội tôi sinh ra 4 người con gồm có: 1 bác trai ( con đầu) và 2 người con con gái và ba tôi (con út). Hiện ông tôi: 99 tuổi (còn khỏe mạnh,trí tuệ còn minh mẫn) tôi xin trình bày vấn đề như sau:Năm 2002 ông nội tôi chia cho bố tôi một phần đất để làm nhà ở, giấy tờ nhà tôi đã làm (bác 2 tôi khởi kiện gia đình tôi, quyết không cho nhà tôi làm). Nhưng ông nội tôi đã kiên quyết cho bố tôi và làm nhà ở chỗ như ý muốn của ông tôi hiện nhà đã có (di chúc, sổ hồng). Ông nội tôi còn nhà ông đang ở 500 m2.Năm 2008 bà nội tôi mất, trước khi bà mất thì bác tôi về nói nuôi ông nội và bà tôi cho tới ngày mất để hưởng 500m2 còn lại. Nhưng ông Bác tôi không nuôi bà nội tôi và luôn hất hủi, ganh gắt gia đình tôi. Từ năm 2008 bác tôi không ngó ngàng gì tới ông nội tôi, ngay cả khi đêm cho một miếng cháo húp củng không có. Hiện ông nội tôi đang ở với Gia đình tôi, vừa qua 2014 ông nội tôi chia ra rằng: 250 m2 phía sau nhà bố mẹ tôi hưởng và giỗ phần bà tôi (giấy tờ đã làm,di chúc đã có). Còn phía trước 250m2 ai ăn phần này sẽ giỗ ông bà và lo ông nội tôi khi mất. Nhưng tới nay vẫn không ai lo (ông nội tôi hiện đang ở nhà ông cơm 2 bữa trưa tối ông ăn với nhà tôi và sáng thì 1 bà cô thứ 3 mua cho ông. Buổi tối bố tôi lên ở với ông), trong khi đó 2 cô của tôi tranh dành quyền lợi cho con bác hai tôi: bảo là Trả phần đất phía sau để cho con bác 2 tôi về nhà lo cho ông nội (trong khi đó ông nội tôi đã cho gia đình tôi,cho gia đình đây là ước nguyện của ông). hai cô đòi nhà tôi phải trả phần đất phía sau ông tôi cho tôi để mấy người kia về có lo giỗ,chạp nhà tôi quyết không trả.Tôi có hỏi ý kiến của ông nội tôi: "ông nội tôi bảo rằng đây là ông cho ba mẹ con và cho cháu,con cứ giữ đó mà làm ăn." Do thấy tuổi già sức yếu bố tôi cũng muốn anh con bác 2 tôi về chú cháu cộng tác lại để lo chô ông tôi. Nhà tôi tổ chức một buổi họp gia đình để nói về vấn đề này: ngày(12-3-2016 DL) trong cuộc họp gồm có: thôn trưởng;vợ, con bác haivà gia đình tôi,và bà cô thứ 3. Nội dung cuộc họp: vấn đề chăm lo cho ông. bà cô thử thứ 3 sỉ mạ bố mẹ tôi rằng: Tham ăn,trả phần đất phía sau, để cho cô bác dòng họ về thắp hương cho ông bà có chổ đi toiletvì phía trước là nhà.phía sau là đất trốngông đã cho phía sau nhà tôi. Bố mẹ tôi kiên định là không trả, vì cho rằng con ai cũng 9 tháng 10 ngày,bố mẹ tôi nói rằng có quyền trao đổi chứ không trả, con bác 2 đã đồng ý là trao đổi. và bác thôn trưởng đã kí và 2 bên đã kí. với nội dung"đổi phía sau bề ngang 4 mét.nhà tôi lấy 4 mét phía trướcvà Anh con bác hai về phải nuôi ông nội, giỗ ông khi mất và lo thờ cúng ông bà. (Nhưng tới hôm nay anh con bác hai không về lo cho ông nội tôi, Bố mẹ tôi chấp nhận lo cho ông nội cho tới khi mất).Hiện tại bác 2,bà cô thứ 3: chống đối nhà tôi bảo nhà tôi phải trả lại đất nhà thờ.Nhưng ông nội tôi bảo đây là ông cho ba mẹ con, con cứ làm như ý của ông cô thứ 3 đi nói xấu nhà tôi đủ thứ,sỉ mạ mẹ tôi và gia đình tôi.tôi có lên nói chuyện đàn hoàng với cô, bốmẹ tôi sai thì nói với tôi, không được nói xấu mẹ tôi bà này im lặng. Tôi thành thật xin quý anh chị trong công ty luật bảo an tư vấn cho tôi những câu hỏi sau:

1. Tôi có phải trả đất để cho anh con bác 2 hay không (trong khi đó đất ông nội tôi tự nguyên cho và ông nội tôi không đòi lại)?

2. Nếu anh con bác hai muốn lấy 4mphía sau,mà không đổi phía trước cho tôi,thì theo quan điểm của quý anh chị, tôi nên làm gì trong trường hợp họ không chấp nhận đổi cho tôi?

3. Nhiều lúc tôi muốn gọi anh con bác hai ra quán CF nói chuyện đất đai này, ý của tôi muốn đổi như ý của ba mẹ tôi, theo ý kiến của anh chị tôi có nên gọi anh ra không?

4. Có nhiều người trong tộc họ bảo gia đình tôi nuôi ông nội cho đến khi mất( và làm giấy báo cáo rằng : cho tới nay con anh bác hai, và bác hai không về nuôi cha, không về thì sau này ông nội tôi qua đờiđừng có về đòi hỏi quyền lợi, làm và nộp cho, tộ cókí tênvà ủy ban? gia đình tôi có nên làm hay không?

5. Bà cô thứ 3 nói xấu gia đình tôi, Bác hai hay xuống thăm chừng thử gia đình tôi có xây dựng gì không ,ông hay quậy gia đình tôi mỗi khi xây dựng,Tôi phải làm gì để cho họ sợ tác động đến gia đình tôi nữa?

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Thứ nhất: Vấn đề gia đình bạn có phải trả đất không. Liên quan đến hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, căn cứ vào khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:

"3.Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã".

Vậy việc ông của bạn đã cho đất cho gia đình bạn có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bằng văn bản, có đi công chứng, chứng thực và làm thủ tục sang tên trước bạ và thực hiện các nghĩa vụ về đất đai khi tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là hợp pháp vàgia đình bạn không phải trả lại đất. Nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà không có công chứng, chứng thựcthì văn bản đó không có hiệu lực, gia đình bạn có thể phảitrả đất.

Thứ hai: Liên quan đến chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Căn cứ vào Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chungvềchuyển quyền sử dụng đất:

"Điều689.Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này".

Vậy hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Nếu hợp đồng mà gia đình bạn đã ký để chuyển đổi 4m đất có mỗichữ ký của trưởng thôn thì không đáp ứng quy định của pháp luật. Vậy để đảm bảo việc chuyển đổi thành công, thì gia đình bạn đem văn bản chuyển đổi quyền sử dụng đất đi công chứng, chứng thực.

Thứ ba: Hoà giải tại UBND xã là điều kiện bắt buộc khi có tranh chấp đất đai. Việc khi có tranh chấp đất đai phát sinh mà hai bên thoả thuận được với nhau thì sẽ làm cho vụ việc trở lên đơn giản. Nếu bạn muốn thoản thuận, không muốn phát sinh tranh chấp thì có quyền hẹn con của Bác hai bạn ra nói chuyện. Pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên.

Thứ tư:Theo quy định của pháp luật dân sự thì các con đềunằmtrong hàng thứa kết thứ nhất, khi cha mẹ mất mà không để lại di chúcthì di sản thừa kết phải chia đều cho các con. Nếu ông bạn mất mà có đất đai làm di sản thừa kế thì bác, bố, các cô của bạn đều có quyền hưởng trừ khi họ bị tước quyền thừa kế. Nếu ông bạn không muốn cho bác của bạn hưởng thì có quyền viết di chúckhông cho bác bạn hưởng di sản thừa kế. Gia đình bạn không có quyền quyết định gia đìnhbác của bạn có được hưởng phần đất đó không. Di chúc phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Theo quy định của Điều 652Bộ luật dân sự thì di chúc hợp pháp là:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Thứ năm:Bạn có thể đển xã để trình bảy về việc gia đình bạn bị quấy rối và có thể yêu cầu xã có những biện pháp để ngăn chặn hành vi trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.