Tư vấn đòi lại đất nhờ bà nội đứng tên hộ?

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng...

Hỏi: Gia đình tôi hiện nay đăng ký hộ khẩu thường trú ở Quảng Ninh, trước năm 2002 gia đình tôi thường trú ở Hải Dương. Ông bà nộịi tôi có 2 người con, 1 gái, 1 trai, con gái sinh năm 1960, đã lấy chồng và thường trú ở Quảng Ninh, con trai là bố tôi, sinh năm 1962.Ông nội tôi đã mất năm 1988, hiện nay bà nội tôi 84 tuổi, có lương hưu, sống cùng gia đình tôi và không buôn bán hay kinh doanh bất cứ ngành nghề tạo ra thu nhập gì khác. Năm 2002, gia đình tôi chuyển nhà từ Hải Dương ra Quảng Ninh để làm ăn sinh sống và có mua đất và tài sản̉n trên đất của anh Dự trị giá 48,5 triệu đồng. Mọi giấy tờ mua bán khi đó đều mang tên bố tôi là sau này khi làm sổ đỏ thì mang tên bố mẹ tôi là ông Hồ Hải Thanh và bà Trịnh Thị Thơm. Khi ấy do điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ tôi phải vay tiền để mua đất, mua nhà và sau đó 3 năm đã trả được hết nợ.Năm 2004 bà nội tôi bán căn nhà ở Hải Dương để thêm tiền trả các món nợ nhỏ và để bố mẹ tôi nuôi chúng tôi ăn học với giá trị là 37,5 triệu đồng, bà nội tôi đã cho con gái 3 triệu đồng, còn lại thì góp thêm vào với bố tôi. Cuối năm 2012, do diện tích đất mà nhà tôi sử dụng nằm trong diện quy hoạch đường vành đai của tỉnh nên buộc phải giải tỏa và gia đình tôi được đền bù tổng số tiền đất và tài sản trên đất khoảng 4,5 tỷ đồng. Mọi giấy tờ khi xác minh giá trị đền bù đều mang tên chủ hộ là bố tôi, ông Hồ Hải Thanh. Sau đó do mâu thuẫn bất đồng quan điểm giữa bố mẹ tôi nên bố tôi có nhờ bà nội tôi đứng tênn tất cả mọi tài sản bao gồm: các sổ tiết kiệmệm tiền gửi có kỳ hạn; 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđất do bố tôi mua để làm nơi ở. Đến nay, mọi bất đồng giữa bố mẹ tôi đã được giải quyết và bố tôi có ý muốn bà nội tôi chuyển trả quyền sở hữu các tài sản trên lại cho bố mẹ tôi nhưng bà tôi không đồng ý, cho rằng việc bà bán căn nhà ở Hải Dương là để trả nợ việc mua nhà của gia đình tôi thì bà là chủ sở hữu khối tài sản được đền bù và còn tự ý dùng quyền sở hữu các tài sản bố tôi nhờ đứng tên để định đoạt chia cho con gái. Vậy xin hỏi quý Công ty, nếu đưa vấn đề tranh chấp này ra pháp luật thì vụ việc trên sẽ được xử lý theo hướng nào, đồng thời bố mẹ tôi có khả năng lấy lại được các tài sản đã nhờ bà nội tôi đứng tên hộ hay không? (Nguyễn Phương - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như dữ kiện bạn đưa ra, tôi hiểu được rằng việc bố bạn nhờ bà của bạn đứng tên các sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn và 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và hiện tại số tài sản này đều đã đứng tên bà của bạn. Do đó, tôi có thể hiểu được đây là hợp đồng tặng cho của bố bạn cho bà của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng phải xem xét đến việc chuyển quyền sử dụng của bố bạn có hợp đồng tặng cho hay không?

Trong trường hợp việc nhờ bà bạn đứng tên mà chỉ thỏa thuận miệng với nhau thì việc đòi lại được tài sản sẽ không thể xảy ra.

Trong trường hợp mà giữa bố bạn và bà bạn có làm hợp đồng tặng cho tài sản, thì căn cứ:

Thứ nhất, Đối với các sổ tiết kiệm mà hiện tại bà của bạn đang đứng tên. Xác định rằng đây là việc tặng cho động sản.

+ Trường hợp 1: việc tặng cho này không có điều kiện.

Căn cứ Bộ luật dân sự:“Ðiều 466. Tặng cho động sản: "Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.

Theo đó, khi bố bạn thực hiện việc tặng cho sổ tiết kiệm cho bà bạn, hợp đồng tặng cho này sẽ có hiệu lực kể từ khi bà của bạn nhận tài sản tặng cho này. Tài sản này ban đầu thuộc sở hữu của bố bạn giờ đã chuyển quyền sở hữu cho bà của bạn rồi. Do vậy, bố bạn không thể đòi lại số tài sản này được.

+ Trường hợp 2: Việc tặng cho này có điều kiện.

Căn cứ Bộ luật dân sự:“Ðiều 470. Tặng cho tài sản có điều kiện: "1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Ðiều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Theo đó, bố bạn phải xem rõ trong hợp đồng khi thực hiện việc tặng cho yêu cầu bà của bạn sau khi nhận tài sản tặng cho phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó hay không? Trường hợp có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ nhưng khi bố bạn tặng cho tài sản rồi mà bà của bạn lại không thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã cam kết thì bố bạn có quyền kiện đòi tài sản mà đã tặng cho bà của bạn.

Thứ hai, việc tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Trường hợp 1: Tặng cho không có điều kiện.

“Ðiều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất: "Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.

“Ðiều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất: "2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, trong trường hợp này quyền sử dụng đất đã mang tên bà của bạn. Hợp đồng đã có hiệu lực, quyền sử dụng tài sản đã chuyển giao từ bố bạn sang bà của bạn. Do vậy, bố bạn sẽ không đòi lại được đất nữa.

+ Trường hợp 2: Việc tặng cho có điều kiện.

Căn cứ Bộ luật dân sự:

“Ðiều 470. Tặng cho tài sản có điều kiện: "1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Ðiều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.2.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.3.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Theo đó, trong trường hợp tặng cho có điều kiện này mà bà của bạn có vi phạm nghĩa vụ đặt ra thì bố bạn có thể đòi lại 02 miếng đất này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.