Tư vấn đăng ký nhãn hiệu và vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn

Hỏi: Tôi muốn đăng ký 3 món ăn với thương hiệu riêng và đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm cho 3 món ăn này. Vui lòng tư vấn và đăng ký dưới pháp danh hay cá nhân để tôi chuẩn bị giấy tờ. Đề nghị Luật sư tư vấn. (Tùng Lâm - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

1. Về đăng ký nhãn hiệu cho các món ăn

Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu dưới tên công ty hay tên cá nhân đều được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép. Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân căn cứ vào tình hình cụ thể có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Như vậy, chị hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân chị, hoặc thành lập Công ty/ Hộ kinh doanh để tiến hành đăng ký tùy vào kế hoạch kinh doanh của chị trong thực tế.

2. Về xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều 3, 4 Thông tư 26/2010/TT-BYT quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Điều 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

"Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở)".

Điều 4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:"1. Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.c) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt."

Như vậy, bạn muốn xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh hoặc đăng ký Hộ kinh doanh. Và tùy từng hình thức kinh doanh mà bạn nộp hồ sơ lên Cục an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.