Trường hợp truy cứu hình sự khi buôn bán hàng giả nhãn hiệu

Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu" gây hậu quả nghiêm trọng" thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp"

Hỏi: Vừa qua, do vô tình tôi đã mua về cửa hàng để bán một lô giày thể thao nhãn hiệu NIKE sản xuất từ nước ngoài, giá trị trên 50 triệu đồng, không có hóa đơn nên bị lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phạt hành chính, tịch thu tiêu hủy số hàng đó. Lực lượng QLTT cho rằng tôi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đồng thời khuyến cáo, nếu trong thời gian hai năm, tôi tiếp tục mua giày thể thao giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ thì sẽ bị xem xét. Xin luật sư tư vấn trường hợp của tôi

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Trả lời:

Theo quy định khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29-2-2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định: "Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự: "đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng".

Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 2 năm. Anh Trần Tuấn Hải đã bị xử lý vi phạm hành chính, nếu trong 2 năm, anh tiếp tục có hành vi vi phạm tương tự thì bị coi là tái phạm và bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi nêu trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bắt buộc phải có đề nghị xử lý xâm phạm của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.