Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

Trường hợp các bên xác lập hợp đồng mua bán ngoại thương qua thư từ, điện tín thì việc đàm phán và ký kết hợp đồng cần được thực hiện thông qua các hình thức sau: thư chào hàng, chấp nhận vô điều kiện chào hàng và chào hàng mới.

Thực tiễn ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương quốc tế rất đa dạng, phong phú. Để xây dựng một hợp đồng mua bán ngoại thương các bên có thể gặp nhau đàm phán trực tiếp, hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín để thỏa thuận những điều khoản và ký kết hợp đồng.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các bên có mặt
Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các bên có mặt là trường hợp các bên chủ thể của quan hệ hợp đồng gặp nhau trực tiếp để đàm phán, thỏa thuận, xây dựng và ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hình thức ký kết này được áp dụng khá phổ biến, mặc dù có hiệu quả nhanh nhưng chi phí lớn. Mọi điều khoản ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương, về mặt pháp lý là các điều thỏa thuận của các bên, do vậy sau khi ký kết, hợp đồng mua bán ngoại thương trở thành văn bản pháp lý duy nhất quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Mọi viện dẫn đến những lời nói hoặc các văn bản trước đó đều không có giá trị pháp lý.

2. Ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt
Trường hợp không có điều kiện gặp mặt nhau để đàm phán về các điều khoản của hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận với nhau thông qua thư từ, điện tín… Theo quy định trong pháp luật của hầu hết các nước thì mọi điều khoản để đàm phán trong trường hợp này đều phải được thể hiện dưới hình thức viết (điện báo, điện tín cũng được coi là hình thức viết). Dưới hình thức viết, nội dung của các điều khoản của hợp đồng do các bên đưa ra mới được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và mới là cơ sở pháp lý để trở thành hợp đồng mua bán ngoại thương. Các hình thức viết thường được sử dụng để đàm phán trong trường hợp ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các bên vắng mặt là giấy chào hàng, chấp nhận vô điều kiện chào hàng và chào hàng mới.

a. Chào hàng (offer)
Chào hàng là đề nghị của một bên (bên bán hoặc bên mua) gửi cho bên kia, biểu thị ý muốn bán hoặc mua một mặt hàng nhất định. Nội dung của chào hàng bao gồm những yếu tố cẩn thiết cho một hợp đồng mua bán như tên hàng, chất lượng, giá cả, cách thức thanh toán... dưới hình thức thư hoặc điện chào hàng.
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 quy định chào hàng phải dược gửi đích danh cho một người hoặc một vài người với nội dung rõ ràng về việc xác định mặt hàng, số lượng, giá cả của hàng hoá (Điều 14).
Có hai loại chào hàng: Chào hàng cố định và chào hàng tự do
- Chào hàng cố định là hình thức gửi chào hàng cho một người và chỉ có hiệu lực pháp luật trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian có hiệu lực mà chào hàng được chấp thuận vô điều kiện thì hợp đồng coi như đã được ký kết giữa các bên vắng mặt. Thời điểm hợp đồng dược ký kết trong trường hợp này được xác định là lúc bên được chào gửi chấp nhận vô điều kiện cho người chào hàng (theo thuyết tống phát các nước Anh Mỹ thường áp dụng) hoặc là lúc mà người chào hàng nhận được sự chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng (theo thuyết tiếp thu, thuyết này được da số các nước áp dụng).
- Chào hàng tự do là chào hàng gửi cho nhiều bạn hàng nhằm thăm dò thị trường. Nó không có thời gian hiệu lực ràng buộc người chào hàng. Chào hàng trong trường hợp này chỉ có giá trị pháp lý khi bên chào hàng chấp nhận sự chấp nhận vô điều kiện của người chào hàng.

b. Chấp nhận (Acceptance)
Chấp nhận là biểu thị sự đồng ý của người được chào hàng đối với người chào hàng. Để có hiệu lực bắt buộc thì về mặt pháp lý, chấp nhận phải đáp ứng dược các điều kiện sau:
- Chấp nhận vô điều kiện phải gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (đối với chào hàng cố định).
- Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được người chào hàng chấp nhận (đối với chào hàng tự do).
Đối với việc chấp nhận vô điều kiện chào hàng được Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định tại các diều 15, 16, 17, 18.

c. Chào hàng mới (hay còn gọi là chào hoàn giá chào) (counter offer)
Khi nhận được chào hàng, người được chào hàng không chấp nhận vô điều kiện mà lại đưa ra một số điều kiện khác thì nó được coi là chào hàng đối với người chào hàng ban đầu.
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 quy định: Nếu việc trả lời đơn chào hàng nhằm mục đích chấp nhận nó, nhưng các điều kiện bổ sung hoặc các điều kiện khác không làm thay đổi cơ bản các điều kiện của đơn chào hàng (về giá cả, thanh toán, chất lượng, số lượng hàng hoá, địa điểm, thời gian chào hàng, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp) thì việc trả lời đơn chào hàng đó vẫn được coi là sự chấp nhận đơn chào hàng, nếu người chào hàng ngay lập tức không phản đối bằng miệng hoặc không gửi thông báo về điều đó. Và như vậy, các điều kiện của đơn chào hàng đã có sửa đổi ghi trong đơn chấp nhận sẽ là các điều kiện của hợp đồng (Điều 19).

Trong buôn bán quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương là một văn bản pháp lý rất quan trọng. Nó thể hiện một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể đối với nhau. Thông thường, sau khi đã đàm phán, đi đến thỏa thuận các điều khoản, hợp đổng sẽ do một bẻn thảo ra. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên cần phải kiểm tra kỹ từng điều khoản, cần phải sửa chữa từng câu, từng chữ trong hợp đồng sao cho câu văn rõ ràng, đầy đủ, chính xác và không thể bị suy diễn sang một nội khác trước khi ký.

Luật gia Lưu Thị Phượng - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:
  1. Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
  3. Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail info@everest.net.vn; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest/