Trẻ 12 tuổi bị bố ngược đãi, hình thức xử phạt là gì?

Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Hỏi: A 12 tuổi. A thường xuyên bị bố đánh đập chửi bới. Gần đây nhất, A đi chơi ở nhà bạn về đã bị bố nhốt ở ngoài rồi khóa cửa đi ngủ từ 22h đến 5h30 sáng. Sau đó tiếp tục dùng dép đập vào mặt A, dùng chày đập đá đánh vào hai mạn sườn, mông, đầu gối A, không cho A ăn cơm. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu bị xử phạt hành chính thì mức xử phạt với bố của A như thế nào? (Thanh Chi - Phú Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề của anh (chị) chúng tôi trích dẫn một số quy định pháp luật quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này” (Điều 49).

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này” (Điều 50).

Theo đó, hành vi sử dụng dép, chày đánh đập A của người bố sẽ bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; hành vi nhốt ở ngoài và không cho ăn cơm của người bố sẽ bị xử phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Cả hai loại hành vi kể trên đều có biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân (A) có yêu cầu.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.