Trách nhiệm phát sinh khi gây thương tích cho người khác

Nếu anh anh (chị) không có lỗi thì hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hỏi: Anh tôi được thằng em họ mời đi uống rượu, đang uống thì chú họ tôi tới mắng cho anh tôi một trận vì cho răng chính anh tôi là người rủ rê con chú. Anh tôi không nói gì chỉ bỏ về, sau đó bị chú lôi lại trong lúc giằng co không mai cả hai chú cháu bị ngã. Anh tôi chỉ bị xây xát nhẹ, nhưng chú ấy phải nhập viện khâu mất 5 mũi. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu chú ấy kiện ra tòa thì anh tôi có bị sao không? (Nguyễn Hữu Huân – Thái Nguyên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đầu tiên, phải xác định anh trai anh (chị) có lỗi trong việc gây ra thương tích cho chú anh (chị) hay không? Nếu anh anh (chị) không có lỗi thì hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp anh anh (chị) có lỗi, còn phải dựa trên kết quả giám định tỉ lệ thương tật của chú anh (chị) để xác định trách nhiệm của anh anh (chị) như sau:

Theo quy định tại Điều 104, Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009): Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm".

Như vậy, trong trường hợp chú anh (chị) kiện anh trai anh (chị) và dựa vào kết quả giám định tỉ lệ thương tật để xác định anh trai anh (chị) có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hay không? Nếu kết quả giám định tỉ lệ thương tật cho thấy chú anh (chị) có tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì anh trai anh (chị) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Ngoài ra, anh anh (chị) còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 604 và Điều 609 luật dân sự 2005. Theo đó:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

Nếu kết quả giám định tỉ lệ thương tật của chú anh (chị) dưới 11% thì anh trai anh (chị) chỉ phải bồi thường thiệt hại theo Điều 609, Bộ luật dân sự 2005.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.