Tội làm sai lệch kết quả bầu cử bị xử phạt thế nào?

Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

Hỏi: Sắp tới là kỳ bầu cử Đại biểu quốc hội. Vậy, tôi muốn hỏi xin tư vấn về tội làm sai lệch kết quả bầu cử được quy định như nào? (Hải Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật hình sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

- Điều 127 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Tội làm sai lệch kết quả bầu cử như sau: "1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."

Cụ thể:

- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến quyền bầu cử của công dân. Cụ thể là xâm phạm đến quyền đúng đắn của kết quả bầu cử làm cho kết quả bầu cử không phản ánh đúng hiện thực khách quan.

- Khách quan: là hành vi làm cho kết quả bầu cử không phản ánh đúng với thực tế khách quan của cuộc bỏ phiếu bằng các thủ đoạn:

+ Giả mạo giấy tờ: Bằng mọi cách chữa nội dung các giấy tờ có liên quan đến kết quả bầu cử.

+ Gian lận phiếu: Làm sai lệch số lượng phiếu bầu như kiểm phiếu không đúng, rút bớt số phiếu, tăng số phiếu..

+ Dùng thủ đoạn khác như đánh tráo hòm phiếu thật trong đó có kết quả bầu cử bằng hòm phiếu giả

Tuy nhiên hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử vi phạm pháp luật hình sự nhưng xét thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không xử lý về hình sự mà xử lý bằng hình thức khác

- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

- Chủ thể: Tội phạm này được thực hiện bởi người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát cuộc bầu cử.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.