Tính trợ cấp thôi việc như thế nào khi công ty bị sáp nhập?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập doanh nghiệp.

Hỏi: Tôi làm việc trong công ty may A được 2 năm thì công ty này sáp nhập vào công ty may B. Hiện tôi đã làm việc cho công ty B được 1 năm và có ý đinh xin nghỉ việc. Đề nghị Luật sư tư vấn, khi tính thời gian để được hưởng trợ cấp thôi việc tôi có được tính cả thời gian đã làm việc cho công ty A không và ai là người chi trả cho tôi? (Kim Nguyên – Đà Nẵng).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điểm b, khoản 4 điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 1 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

“4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Như vậy, trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Do đó thời gian anh (chị) làm việc cho công ty A vẫn được tính vào thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc và người sử dụng lao động hiện tại - người sử dụng lao động sau khi hợp nhất sẽ là người chi trả trợ cấp cho anh (chị).


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.