Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm, đóng thuế thu nhập cá nhân thế nào?

Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định miễn thuế đối với phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn cho tôi biết thu nhập làm thêm giờ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Nếu có tỉ lệ và cách tính như thế nào? (Hạnh Lan - Thái Nguyên)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị BíchPhượng - Phòng Tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định miễn thuế đối với phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ. Việc miễn thuế này không áp dụng đối với toàn bộ phần thu nhập có được từ tăng ca mà chỉ áp dụng đối với phần chênh lệch cao hơn so với làm ngày thường. Còn phần tiền lương còn lại bằng tiền lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ bình thường vẫn được tính thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân:
- Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật lao động 2012 là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

- Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – các khoản được miễn thuế
+ Tổng lương nhận được bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kể cả các khoản tiền thưởng lễ, tết…
+ Các khoản miễn thuế bao gồm:tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca(nếu phụ cấp vào tiền lương thì được miễn tối đa 680.000/ tháng); tiền phụ cấp trang phục (không vượt quá 5 triệu đồng/năm); tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty; tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính.
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh (Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm, Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(phải được đăng kí với cơ quan thuế)
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

- Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần
- Cách tính thuế: Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế nhân (×) với thuế suất
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN Thông tư 111/2013/TT-BTC

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.z
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.