Thừa kế quyền sử dụng đất với đất hộ gia đình

Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý

Hỏi: Ba tôi là ông Lê Văn Đ sinh năm 1953 kết hôn cùng mẹ tôi là bà Phạm H. Vào năm 1992, cả hai đã sống cùng ông nội Lê V K (đã mất năm 2004) vì là con út nên bắt buộc phải sống chung dù nhiều lần đã muốn ra riêng nhưng vì bị phản đối từ ông K và anh em của ông Đ. Vào khoảng từ khi kết hôn đến năm 1997 gia đình sống nhà ở ĐN. sau đó có quyết định giải toả nên đến sống tại nhà ở khu phố khác. Lúc mua nhà mới thì ngoài tiến đền bù thì ông K đã biểu bà H (con dâu) đưa thêm vào 8 triệu VND Để mua nhà nói rằng sau này khi ba mất thì nhà sẽ chuyển tên lại cho vợ chồng con. Sau khi mua nhà ông K đã đứng tên chủ hộ. Ngôi nhà có diện tích 54m2 ở đường 3m2 gồm 5 nhân khẩu. Đến năm 2004 thì ông K mất nhưng lại không để lại di chúc. Gia đình ông Đ tiếp tục sống trong ngôi nhà đó. Vì thiết nghĩ nhà sẽ được chuyển tên lại cho chồng mình nên bà H đã vay mượn của anh chị em ruột bên phía bà H số tiền là 80 triệu VND để tu sửa chỉnh trang lại nhà cửa để thờ phụng ông bà cho tốt vào năm 2011. Và đã nhiều lần tu sửa nữa. Vào năm 2012 bà H và ông Đ đã đến phòng công chứng để làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất thì được biết là cần phải có các con của ông K có mặt để thức hiện một số thủ tục pháp lí. Sau khi có đầy đủ cac thành phần thừa kế thì anh em của ông Đ lại không chịu chuyển tên sử dụng nhà đất cho ông Đ đứng, đòi hỏi để căn nhà làm nhà thờ trong giấy tờ không được quyền mua bán đổi chát, nói là đó là nhà của cha họ để lại nên không được quyền làm gì cả. Nhưng lúc ông K còn sống thì mọi người ai cũng tán thành là sau này để nhà lại cho ông Đ không ai dành thừa kế, từ chối quyền thừa kế trong ngôi nhà này. Trong khi đó ai cũng có nhà riêng rồi ai cũng thành đạt chỉ mỗi gia đình ông Đ là chịu nhiều thiệt thòi. Đến nay nhà đã gần đi vào giai đoạn xuống cấp vì ván ép và gỗ đã bị ăn mòn và mục nát. Nhưng chẳng ai quan tâm đến nhưng lại muốn dành nhà, gia đình ông Đ đang rất khó khăn về mặt kinh tế bà H lại đang bị bệnh hiểm nghèo. Theo như câu chuyện đã trình bày rất mong luật sư quan tâm, tư vấn cho một hướng đi tốt và quy định pháp luật liên quan và không bị nhiều vướng mắc pháp luật để gia đình có được quyền sử dụng đất và có thể tiếp tục tu sữa để ở. (Hữu Phước - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì đất được cấp cho hộ gia đình và ông K là chủ hộ. Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.

Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình có tên trong hộ khẩu tại thời điểm cấp.

Năm 2004 ông K mất không để lại di chúc. Theo quy định của pháp luật, phần tài sản của ông K sẽ được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 676 BLDS 2005 bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

Việc mọi người đều thừa nhận đất sẽ để lại cho vợ chồng ông D khi ông K còn sống nhưng không thể hiện bằng văn bản nên không có căn cứ để chứng minh sự thỏa thuận này. Trong trường hợp này, sau khi ông K chết mà những người thuộc hàng thừa kế và người trong hộ khẩu tại thời điểm cấp đất không thỏa thuận được với nhau thì ông D có thể làm đơn ra Tòa yêu cầu Tòa chia thừa kế. Nếu trong hộ khẩu chỉ có tên ông K và vợ chồng ông D, Tòa có thể yêu cầu ông vợ chồng ông D thanh toán giá trị phần đất thuộc quyền sử dụng của ông K cho những người thuộc hàng thừa kế.

Thỏa thuận là phương thức đơn giản và đỡ tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu vợ chồng ông D không thể tự thỏa thuận với những người thuộc hàng thừa kế thì buộc phải gửi đơn ra Tòa án để yêu cầu Tòa án tiến hành phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.