Thủ tục ủy quyền và quyền hạn của giám đốc công ty TNHH ?

Hợp đồng ủy quyền cho phó giám đốc không bắt buộc phải được côngchứng, chứng thực vì pháp luật không quy định bắt buộc loại hợp đồng này sẽ phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật.

Hỏi:1. Công ty chúng tôi là Côngty TNHH, hiện tại chủ sở hữuữu cũng là giám đốc. Chúng tôi muốn đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh với Sở KHDT, nhưng GĐ thường đi công tác và chuẩn bị đi nước ngoài định cư. như vậy giám đốc(chủ sở hữu) có được ủy quyềǹn cho phó giám đốcthực hiện ký giấy tờ quyết định, thông báo theo thủ tục bổ sung ngành nghề nộp cho Sở KHDT hay không? Nếu được thì giấy ủy quyền có cần công chứng không?

2. Nếu Chủ sở hữu quyết định thuê người khác làm giám đốcthay mình điều hành công ty , thì GĐ mới (không phải chủ sở hữu) có được quyền ký giấy tờ nộp sở KHDT hay không? (Đình Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Về việc ủy quyền của giám đốc khi giám đốc vắng mặt

Khoản 3 điều 13 luật doanh nghiệp 2014 quy định về vấn đề này như sau:

"Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền."

Theo quy định trên thì doanh nghiệp(công ty TNHH và công ty cổ phần )sẽcó thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Chính vì vậy, nếu như công ty bạn có nhiều người đại diện theo pháp luật thì khi chủ sở hữu là giám đốc không có mặt tại Việt Nam thì người đại diện còn lại của công ty sẽ tiếp tục thực hiện các công việc của người đại diện theo pháp luật bình thường mà không cần phải ủy quyền lại cho một người khác

Còn nếu như công ty bạn chỉ có một người đại diện theo pháp luật duy nhất thì khi đó giám đốc (đồng thời là chủ sở hữu) của công ty sẽ có quyền ủy quyền lại cho một người khác (có thể là phó giám đốc) miễn là người này đáp ứng các điều kiện để trở thành người đại diệntheo ủy quyền cho giám đốc theo bộ luật dân sự 2005

"Điều 143.Người đại diện theo uỷ quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

-Việc sau khi được ủy quyền phó giám đốc có đượcký giấy tờ quyết định, thông báo theo thủ tục bổ sung ngành nghề nộp cho Sở KHDThay không sẽ phụ thuộc vào phạm vi ủy quyền mà người đại diện theo pháp luậtủy quyền lại cho người đại diện theo ủy quyềnvì nếu như các công việc trên không nằm trong phạm vi ủy quyền màngười đại diện theo pháp luậtủy quyền cho phó giám đốcthì phó giám đốc sẽ không có quyền thực hiện các công việc trên. Trường hợp nếu như phó giám đốcvẫn cố tình ký kết vượt phạm vi thẩm quyền mà mình được giám đốc ủy quyền thì hợp đồng đã ký kết đó sẽ bị vô hiệu và người đại diện theo pháp luật(giám đốc) sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào trong việc này. Nếu việc ký kết vượt quá phạm vi đại diện này gây thiệt hại cho người đại diện theo phápluật( giám đốc) thì phó giám đốc (người đại diện theoủy quyền) sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại

"Điều146.Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại."

Như vậy, bạn nên quan tâm xem phạm vi giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc có bao gồm những công việc như bạn hỏi hay không để có được câu trả lời chính xác nhất

- Hợp đồng ủy quyền cho phó giám đốc không bắt buộc phải được côngchứng, chứng thực vì pháp luật không quy định bắt buộc loại hợp đồng này sẽ phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì vẫn có thể tiến hành công chứng hợp đồng này

2. Về quyền của giám đốc được thuê

Do giám đốc được thuê không phải là chủ sở hữu công ty mà là người đi thuê nên theo quy định tại điều 81 luật doanh nghiệp 2014 giám đốc sẽ có các quyền sau đây:

"Điều 81. Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.