Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát

Luật sư tư vấn thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát.

Hỏi: Mình muốn thành lập công ty chuyển phát. Theo tìm hiểu trên internet thì ngoài các thủ tục thành lập công ty thông thường, cần có giấy phép bưu chính. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục thành lập công ty và các giấy tờ để có thể kinh doanh các hoạt động này? (Bình Triệu - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trường hợp này, bạn muốn thành lập công ty có kinh doanh ngành nghề bưu chính, do đó, sau khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại phòng đăng ký kinh doanh xong, bạn sẽ làm thủ tục xin giấy phép bưu chính gửi lên sở thông tin truyền thông nơi công ty bạn đặt trụ sở chính nếu hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh, bộ thông tin truyền thông trên phạm vi toàn quốc.

Thứ nhất : Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mớinói chung bao gồm:

- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân photo có công chứng của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc các thành viên đứng ra thành lập công ty.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bạn dự định đặt địa điểm trụ sở chính.

Thứ hai : Thủ tục xin cấp giấy phép bưu chính.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ làm hồ sơ để xin cấp giấy phép bưu chính theo quy định của luật bưu chính.

Hồ sơ đề nghị cấp phép bưu chính theo quy định tại điều 6 nghị định 47/2011/NĐ-CP :

"1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính gồm:

a) Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I);

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

d) Phương án kinh doanh;

đ) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

e) Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

g) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

h) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

i) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

k) Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

l) Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.