Thủ tục thành lập chi nhánh

Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục, các điểm cần lưu ý và dịch vụ thành lập chi nhánh tại Công ty Luật TNHH Everest.

Hiện nay, nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp là rất lớn, việc mở rộng thị trường là điều tất yếu. Do đó, các công ty thường thành lập các chinh nhánh để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật Everest sẽ giới thiệu về thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Thứ nhất, một số vấn đề cần lưu ý khi thành lập chi nhánh

- Quy định của pháp luật về Chi nhánh.

Tại khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”. Từ quy định này, có thể hiểu rằng chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, là một bộ phận của doanh nghiệp. Chi nhánh thực hiện một phần hoạt động hoặc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, giống như một doanh nghiệp thu nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân và chỉ thực hiện hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký cũng như quy định của Công ty mẹ.

- Đặt trụ ở chi nhánh

Thành lập chi nhánh là quyền của doanh nghiệp. Hiện nay Luật doanh nghiệp quy định chi nhánh có thể được đặt ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Khi thành lập chi nhánh, cũng tương tự như thành lập doanh nghiệp, phải tiến hành kê khai thông tin địa chỉ của chi nhánh, Công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, sốfax và thư điện tử (nếu có).

- Đặt tên chi nhánh và sử dụng tên chi nhánh.

Việc đặt tên chi nhánh được quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014, theo đó tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ví dụ như Chi nhánh tại Hà Nội - Công ty TNHH Luật Everest. Ngoài ra, tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Thứ hai, về thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp.

- Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp:

Một bộ hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp thì bao gồm các giấy tờ sau đây:

(i) Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);

(ii) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;

(iii) Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

(iv) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh.

(v) Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì hồ sơ gồm:

(i) Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).

(ii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.

-Về trình tự thực hiện:

(i)Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại thành phần hồ sơ.

(ii) Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (Phụ lục II-12, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Về cách thức thực hiện:

Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Số lượng nộp là 1 bộ hồ sơ.

-Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.

Thứ ba về dịch vụ thành lập chi nhánh tại Công ty Luật TNHH Everest

- Lợi ích khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ:

(i) Tính bảo mật thông tin được tôn trọng tuyệt đối;

(ii) Ngăn chặn những mối đe dọa tiềm ẩn;

(iii) Tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa.

- Các công việc do Công ty Luật TNHH Everest thực hiện:

(i) Dịch vụ tư vấn pháp luật, bao gồm: (a) Tư vấn về tên, trụ sở của chi nhánh; (b) Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh cho khách hàng.
(ii) Đại diện theo ủy quyền, bao gồm: (a) Thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(iii) Các dịch vụ pháp lý khác, bao gồm: (a) Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập chi nhánh cho khách hàng. (b) Hướng dẫn nộp thuế môn bài và cung cấp mẫu tờ khai nộp thuế môn bài vớ việc thành lập chi nhánh. (c) Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.