Thủ tục sang tên sổ đỏ cho bố khi mẹ mất

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;...

[?] Mẹ tôi mất năm 2002, sổ đỏ cũ vẫn đứng tên mẹ tôi (nhà tôi ở thành phố Bắc Giang). Hiện nay gia đình tôi muốn chuyển tên sổ đỏ sang cho bố tôi, nhà tôi có 2 chị em (tôi và 1 em trai 19 tuổi). Chúng tôi đều thống nhất đồng ý chuyển sổ đỏ sang tên bố tôi nhưng khi làm hồ sơ chuyển đổi thì quyền thừa kế thứ nhất là bố mẹ ruột, và ông ngoại tôi đã mất (năm 2005) nên quyền thừa kế lại liên quan đến anh chị em ruột của mẹ tôi. Mẹ tôi có 2 em trai và 2 em gái, hiện tại mọi người đều đồng ý cho nhà tôi sang tên sổ đỏ cho bố tôi, nhưng có 1 ông cậu không hợp tác, không chịu ký tên đồng ý, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Và nhà tôi là tài sản bố mẹ tôi mua sau khi kết hôn, không phải do ông bà thừa kế lại. (Huy Vũ - Bắc Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật đất đaicủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Liên quan tới câu hỏi của anh (chị), chúng tôi xin trích dẫn quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: "1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: (a) Không có di chúc; (b) Di chúc không hợp pháp; (c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; (d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. -2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: (a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; (b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; (c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.."

Đối với trường hợp của bạn, khi mẹ bạn mất thì bố bạn không phải là người duy nhất có quyền hưởng di sản thừa kế, vì vậy muốn sang tên sổ đỏ từ mẹ bạn sang bố bạn thì cần có các thủ tục sau:

- Tổ chức cuộc họp gia đình, với điều kiện tất cả các thành viên trong gia đình phải ký tên vào Biên bản họp gia đình, đồng ý để bố bạn đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ;

- Sau khi có Biên bản họp gia đình với sự nhất trí của mọi người, bạn đem sổ đỏ, bản sao giấy Chứng tử, Biên bản họp Gia đình, bản phô tô sổ hộ khẩu và CMND của bố bạn đến UBND xã (phường, thị trấn) làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp này những người cần phải kí vào Biên bản họp gia đình đồng ý để bố bạn đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ đó là bố bạn, bạn và em trai 19 tuổi của bạn, bà ngoại bạn (nếu còn sống) biên bản họp gia đình đó không cần có chữ kí của cậu bạn. Còn nếu có yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì do mẹ bạn không để lại di chúc do đó phần tài sản chung của bố, mẹ bạn sẽ được chia đôi cho bố bạn. Phần còn lại sẽ phân chia theo pháp luật về thừa kế.

Như vậy nếu như có yêu cầu phân chia di sản thì do ông ngoại đã mất nên bà ngoại bạn (nếu còn sống), bố bạn, bạn và em trai 19 tuổi thuộc hàng thừa kế thứ nhất , vì vậy phần di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ chia đều cho bốn người nêu trên ,hai em trai và hai em gái của mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 nên không được hưởng di sản thừa kế.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.net.vn.