Thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là vấn đề việc làm và các chế độ trợ cấp cho người lao động. Trong đó thủ tục để hưởng chế độ thai sản được nhiều lao động nữ quan tâm. Luật Everest sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ về thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào?

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Công ty Luật TNHH Everest sẽ tư vấn cho quý khách hàng như sau:
  • Tư vấn quy định về hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn nhưng trường hợp người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản (mang thai, sinh con, mang thai hộ…);
  • Tư vấn mức hưởng bảo bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con;
  • Tư vấn cách tính bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn quy định về thời gian tính hưởng bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
  • Tư vấn về chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh';
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ khi hưởng bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn các quy định pháp luật khác liên quan đến hưởng bảo hiểm thai sản …
  • Luật sư tư vấn cách tính hưởng chế độ thai sản;
  • Tư vấn, xác định mức bình quân tiền lương, tiền công tham gia bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lãnh, nhận, hưởng tiền bảo hiểm thai sản;
  • Tư vấn quy định và tính mức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng chế độ thai sản;
Thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật

Hồ sơ người lao động cần chuẩn bị

Chế độ thai sản được áp dụng cho nhiều đối tượng, với mỗi đối tượng, hồ sơ cần chuẩn bị có sự khác biệt, quý khách cần xem xét để xác định đúng trường hợp mình gặp phải để chuẩn bị hồ sơ cho đúng.

Đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con

Hồ sơ gồm có:
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy khai sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Trường hợp con chết: Ngoài những giấy tờ nêu trên, người làm hồ sơ phải nộp thêm Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trịch sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh

Trường hợp mẹ chết: Bổ sung thêm vào hồ sơ nêu trên những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng tử hoạc trích lục khai tử của mẹ;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (Phụ lục 11 Thông tư số 14/2016/TT – BYT)
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc ( Mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế)
Đối với lao động nữ đi khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu…( cả lao động nữ mang thai hộ)

Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản trong trường hợp bao gồm:
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội theo mẫu C65-HD (bản chính) nếu điều trị ngoại trú.
Đối với người lao động đang làm việc mà nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Đối với lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ

Hồ sơ gồm có:
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy khai sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật .
Chỉ có cha tham gia Bảo hiển xã hội

Hồ sơ gồm:
  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy khai sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Trường hợp con chết: Ngoài những giấy tờ nêu trên, người làm hồ sơ phải nộp thêm Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trịc sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh

Trường hợp mẹ chết: Bổ sung thêm vào hồ sơ nêu trên những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng tử hoạc trích lục khai tử của mẹ;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (Phụ lục 11 Thông tư số 14/2016/TT – BYT)
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc ( Mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế)
Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con

Hồ sơ gồm có:
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khsai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định
  • Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
Trường hợp con chết: Thay giấy khai sinh bằng Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoác trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao độn nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy khai sinh.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử kèm theo hồ sơ nêu trên.

Trường hợp lao động nữ khi mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền: Nộp kèm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ

Hồ sơ gồm có những giấy tờ sau:
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì thay Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử nộp kèm theo hồ sơ trên;

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Nộp kèm hồ sơ trên giấy xác nhận của cơ sở khá bênh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho Doanh nghiệp

Bước 2: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa.

Hồ sơ Doanh nghiệp cần chuẩn bị

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
  • Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản theo mẫu số C70A – HD được ban hành kèm theo Quyết định số 636/2016/QĐ – BHXH;
  • Báo giảm lao động theo mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định 959/2015/QĐ – BHXH.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định trên cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Như vậy, người lao động hoàn toàn có quyền nộp hồ sơ ngay khi đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Thời hạn giải quyết
  • Doanh nghiệp giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh quyết toán cho Doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:
  1. Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Đông Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
  3. Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail info@everest.net.vn; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest/