Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác...

Hỏi: Bây giờ miếng đất đang có người muốn mua nhưng 2 em trai của tôi đang trong kì học không thể về Việt Nam ký giấy bán đất được. Liệu 2 em trai của tôi có thể làm giấy uỷ quyền cho bố tôi bán đất được không? Tôi có tham khảo giấy tờ và mẫu đơn làm giấy uỷ quyền của đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tôi biết là điều này có thể làm được dễ dàng đối với em trai tôi trên 18 tuổi. Điều tôi băn khoăn là bên phía Việt Nam có chấp nhận cho đứa em 12 tuổi của tôi làm giấy uỷ quyền cho bố tôi được không? Bố tôi cũng là người đứng tên trong giấy tờ của miếng đất đó. Xin luật sư tư vấn và hướng dẫn giúp tôi quy định pháp luật liên quan. (Nguyễn Hùng- Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 20Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về năng lực hành vi dân sự̣ của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: "1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác;...".

Điều 141Bộ Luật Dân sự 2005quy định vềngười đại diện theo pháp luật: "Người đại diện theo pháp luật bao gồm:1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;...".

Điều 144 BLDS 2005 quy định về phạm vi đại diện: "1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;...".

"Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền có tài sản riêng của con:1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này".

"Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện".

Pháp luật quy định con (không phân biết đã hay chưa thành niên) đều có quyền có tài sản riêng, tài sản riêng của con được hình thành từ các nguồn được liệt kê tại khoản 1 Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình 2014.Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên luôn có sự hiện diện của cha hoặc mẹ, trừ một số trường hợp con chưa thành niên được tự mình định đoạt theo Luật định.

Thứ nhất,đối với trường hợp của bạn, riêng người con trên 18 tuổi sẽ liên hệ tới Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước đang cư trú để tiến hành ký kết văn bản ủy quyền, nội dung ủy quyền là trao cho bố tại Việt Nam thay mặt thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

"Điều 18Nghị định 04/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Công chứngquy định về công chứng hợp đồng ủy quyền:1.Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.2.Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên đượcủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền".

"Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở nước ngoàiquy định về thực hiện nhiệm vụ lãnh sự:7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.8. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại quốc gia tiếp nhận".

Thứ hai, đối với trường hợp của người con trai 12 tuổi. Chiểu theo quy định tại Điều 144 BLDS 2005; Khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mặc dù cha sẽ là người đứng ra để xác lập, thực hiện giao dịch đối với tài sản riêng của con nhưng buộc phải xem xét nguyện vọng của con.

Xét về nguyện vọng của con, nếu con không trực tiếp tham gia thì con có thể thểý chí chủ quan của mình bằng văn bản và tới cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để xin xác nhận. Sau khi nhận được văn bản trên từ nước ngoài gửi về thì bố có quyền quyết định việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng nói trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.