Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông phổ thông có quyền Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này

Hỏi: Tôi hiện đang sở hữu 15% cổ phầǹn tại một công ty, ngoài ra còn 3 thành viên khác. Nay tôi muốn chuyển nhượngng lại toàn bộ cổ phần cho người khác. Đề nghị Luật sư tư vấn các thủ tục cần thiết để thực hiện nội dung công việc trên? (Hoàng Hà - Hải Phòng)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng Tư vấn doanh nghiệpp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định của pháp luật thì Cổ đông phổ thông có quyền “Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác” (điểm d khoản 1 điều 114 Luật doanh nghiệp 2014) và “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó” (khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014).

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, tuy nhiên trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Như vậy, để có thể chuyển nhượng cổ phần thì công ty bạn phải hoạt động trên 03 năm, tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hơn nữa, việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Trong trường hợp bạn là cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại. Trường hợp cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cẩu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.

Thủ tục Chuyển nhượng cổ phần:

Bước 1: Lập hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, bao gồm:

- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông;
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông;
- Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;
- Danh sách cổ đông sáng lập sau thay đổi;
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân người nhận chuyển nhượng;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;
- Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;
- Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ;
Sau khi hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 2: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố thông tin tại sở kế hoạch đầu tư.
Công bố thông tin là thủ tục bắt buôc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn,info@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo