Thời gian hưởng trợ cấp có bao gồm thời gian nghỉ thai sản không?

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế...

Hỏi: Theo thông tư 08/2011/TTLT-BNV-BTC, Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐKKT-XHĐBKK) là tổng thời gian làm việc có đóng BHXH bắt buộc ở vùng có ĐKKT-XHĐBKK, Vậy thời gian nghỉ sinh không đóng BHXH bắt buộc có phải là thời gian không công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không?Thu - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về thời gian thực tế làm việc ở vùng có ĐKKT-XHĐBKK.

Như thông tin bạn đã tìm hiểu, khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2011/TTLT-BNV-BTC thì “thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn)”.

Về thời gian đóng BHXH bắt buộc khi người lao động nghỉ thai sản, tại điểm 1.8 Khoản 1 Điều 38 quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT có quy định: "1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng".

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thời gian nghỉ chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, thời gian nghỉ thai sản này vẫn được tính là thời gian làm việc tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ hai, về thời gian hưởng phụ cấp thu hút.

Điều 4 nghị định 116/2010/NĐ-CP có quy định: “Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm".

Thời gian thực tế làm việc bao gồm cả thời gian nghỉ thai sản, vậy nên bạn sẽ được hưởng trợ cấp thu hút kể từ thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện khó khăn cho đến khi đủ 5 năm (bao gồm cả thời gian thai sản).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.