Thế nào là lấn chiếm vỉa hè?

Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố .

Hỏi: Hiện tôi đang kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ ở vỉa hè phần đất từ vạch vôi chở vào ,ko lấn chiếm lòng lề đường ko làm che lấp biển báo giao thông,ko ở trong khu vực di tích,và tôi chỉ bán hàng vào ban đêm ko gây ùn tắc giao thông đường bộ. Vậy cho tôi hỏi tôi buôn bán như vậy có phải là phạm pháp hay không,và nếu không phải thì đc luật pháp quy định ở khoản nào.Vì hiện nay có một số trật tự đó thì bắt chúng tôi phải dọn dẹp và không cho chúng tôi bày bán hàng hoá ở phần vỉa hè được cho là đc tạm thời sử dụng,mặc dù tôi để hàng hoá từ cửa nhà ra khoảng một mét.từ vạch vôi vào 80cm,vậy mà mấy đồng chí cán bộ trật tự đô thị vấn nói chúng tôi lấn chiếm vỉa hè,trong khi đó ban ngày người ta bày hàng hoá ra tận vạch vôi,mà mấy đồng chí trật tự ko nói gì,cũng chả hốt còn chúng tôi để gọn gàng mà lại coi là bị lấn chiếm vỉa hè,và còn bị thu giữ đồ nữa? (Lê Mận - TPHCM)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Giao thông của Công ty Luật Everest - trả lời:

Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

"1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.”

Theo đó việc sử dụng hề phố vào mục đích khác ngoài mục đích giao thông sẽ do UBND cấp tỉnh quy định riêng và không được ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Vấn đề này được quy định cụ thể hơn tại điểm 14 mục 4 phần 2 của thông tư 04/2008/TT-BXD như sau :

"14. Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa

Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;

b) Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;

c) Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.”

Do vậy đối với trường hợp của bạn :

Thứ nhất về vấn đề bên trật tự bắt dọn dẹp và không cho buôn bán kinh doanh trong khi ban ngày vẫn cho buôn bán kinh doanh.

Về vấn đề này do chưa nắm được địa chỉ cụ thể của bạn ở đâu nên chúng tôi chưa thể trả lời chính xác cho bạn luôn được do việc sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán hàng hóa sẽ được ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi ở của bạn ban hành danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán và thời gian được buôn bán, nơi bạn sinh sống vỉa hè có được sử dụng vào việc buôn bán kinh doanh không phụ thuộc vào danh mục này, bạn có thể tự tham khảo quyết định của UBND tỉnh mình.

Về vấn đề ban ngày vẫn cho người khác bán hàng bạn cần xác định lại về quyết định của UBND tỉnh mình về thời gian được phép bán hàng nếu không được phép mà bên trặt tự vẫn để cho việc kinh doanh buôn bán này diễn ra bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới UBND cấp xã yêu cầu giải quyết.

Thứ hai về vấn đề bên trật tự thu giữ hàng của bạn.

Trường hợp nếu nơi bạn sinh sống và bán hàng không nằm trong các danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh mà bạn có hành vi kinh doanh như vậy thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 nghị định 171/2013 như sau :

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Để xe; trông, giữ xe; bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;

d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe…..

8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”

Theo đó bạn sẽ bị xử phạt hành chính đối với các hành vi quy định như trên ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, để xác định được hành vi kinh doanh của bạn đúng hay sai, phải xác nhận được nội dung văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh nơi bạn đang sinh sống quy định như thế nào về danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh buôn bán và thời gian được buôn bán.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.