Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có phải chịu trách nhiệm khoản nợ của Công ty không?

Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

Hỏi: Công ty TNHH A đã đăng ký thành lập năm 2013 với mức vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Theo bản cam kết góp vốn của các thành viên khi đăng ký thành lập Công ty thì tỷ lệ góp vốn như sau:

Ông M300 triệu đồng, đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật như Công ty, bà B200 triệu đồng, và là Chủ tịch hội đồng thành viên, bà H300 triệu đồng, ông Q200 triệu đồng. Điều lệ công ty hoàn toàn phù hợp với Luật DN 2005. Tháng 3/2014, Hội đồng thành viên họp để xem xét trách nhiệm của Giám đốc trong việc điều hành hoạt động Công ty có hiệu quả xem xét trách nhiệm của Giám đốc trong việc điều hành hoạt động Công ty không có hiệu quả. Ông Q và bà Bđã bỏ phiếu bãi miễn chức danh Giám đốc của ông Mvà bầu bà Hlàm giám đốc, Hỏi:

1. Nhận xét về quyết định của hội đồng thành viên.

2. Do công ty tiếp tục thua lỗ không thanh toán được nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của công ty quyết định nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản. Xác định tòa ánthẩm quyền giải quyết.

3. Tài sản của Công ty Achỉ còn dủ trả cho 2/3 số nợ của công ty. Hỏi các thành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu cỏ Công ty không? Vì sao? (Thu Hương - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất,Nhận xét về quyết định của hội đồng thành viên.

Theo quy định pháp luật Doanh nghiệp 2014 hiện nay, tại Điều60. Nghị quyết của Hội đồng thành viên quy định như sau:

“1. Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty quy định tại Điều 25 của Luật này;

b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.”

Theo đó, tại khoản 3 Điều 60 nêu trên ghi nhận Nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc hoặc Tổng giám đốc chỉ được thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Theo thông tin bạn cung cấp thì bà Bcó số vốn góp là 200 triệu, ông Q200 triệu, có thể xác định số vốn góp của hai ông bà này chưa đáp ứng điều kiện đủ ít nhất 65% tổng số vốn góp của công ty. Như vậy, trong trường hợp công ty không có quy định khác thì việc Hội đồng thành viên ra quyết định là vi phạm pháp luật, và về nghuyên tắc thì nghị quyết này không được thông qua, việc bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc không có giá trị.

Thứ hai, Do công ty tiếp tục thua lỗ không thanh toán được nợ, đầu năm 2008 các chủ nợ của công ty quyết định nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp công ty không có khả năng trả nợ, và các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì thẩm quyền giải quyết phá sản được xác định là Tòa án nhân nhân theo quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Phá sản 2014 như sau:

“Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp,hợp tácxã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp,hợp tácxã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

Thứ ba, Tài sản của Công ty Hòa Bình chỉ còn dủ trả cho 2/3 số nợ của công ty. Hỏi các thành viên có phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu cỏ Công ty không?

Tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

“1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành ghi nhận thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, mà không phải chịu trách nhiệm bằng bất kỳ tài sản nào khác ngoài phạm vi vốn góp. Do đó, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ trả nợ cho chủ nợ mà các thành viên đã chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi vốn góp rồi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ còn thiếu đối với chủ nợ.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.