Thẩm quyền cấp phép cơ sở an toàn thực phẩm

Phân biệt cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Hiện nay, quy định về việc cấp phép VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống, thực phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng ngày càng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc xác định cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền cấp phép VSATTP đối với Hộ kinh doanh, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi đưa ra bài viết tư vấn về việc xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép VSATTP.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


1.Danh mục ngành nghề kinh doanh cần cấp phép VSATTP

STT

Tên ngành nghề

Hình thức điều kiện kinh doanh

Quy định pháp luật hiện hành

Cơ quan thực hiện

1

Sản xuất thực phẩm

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; - Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy

- Luật An toàn thực phẩm; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP

- Bộ Y tế;

- Bộ Công thương;

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Kinh doanh thực phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Giấy xác nhận công bố phù hợp

- Khoản 2 Điều 3 và Chương V Luật An toàn thực phẩm;

- Chương IV Nghị định số 38/2012/NĐ-CP

- Bộ Y tế;

- Bộ Công thương;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


2.Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP


STT

Cơ quan quản lý

Cơ quan có thẩm quyền cấp

Đối tượng áp dụng

Căn cứ pháp lý

1

Bộ Y tế

Cục An toàn thực phẩm – bộ Y tế

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở)

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 26/2012/TT-BYT

Chi cục An toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

d) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 26/2012/TT-BYT

2

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

b) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a;

Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương

Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2014/TT-BCT

5

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản các loại

Điều 5, Khoản 1, Điều Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT

Chi Cục Thú y

Cơ sở kinh doanh, sản suất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.

Chi cục Bảo Vệ Thực Vật

Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh thực phẩm đa ngành (Từ 2 ngành trở lên liên quan đến sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật,…) có giấy đăng ký kinh doanh kể cả cơ sở đã đạt chứng nhận HACCP, ISO 22000.

Lưu ý : Những cơ sở sản xuất kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của 2 chi cục nói trên trở lên sẽ xin cấp giấy tại Sở NN và PTNT.

Cục Thú Y

Các Cơ sở nuôi trồng Thủy sản tập trung do Trung Ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch đông vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.


Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.