Sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng, được pháp luật quy định thế nào?

Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định mà đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm quy định về nhà, đất như: sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏsổ hồng. Công ty Luật TNHH Everest xin được chia sẻ một số thông tin về những khái niệm này và tính pháp lý của từng loại sổ như sau

Khái niệm về sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng

uikg
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198

- “Sổ xanh” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Lâm trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn (hình thức là cho thuê đất), khi hết hạn thì có thể bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất cho người dân. Có một số trường hợp, Lâm trường chỉ cho thuê đất nhưng người sử dụng không được phép chuyển nhượng thì sẽ không thể chuyển sang “Sổ đỏ” được.

- “Sổ trắng” là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước ngày 30/04/1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ; Giấy được cấp sau ngày 30/04/1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…

- "Sổ đỏ" là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009, có bìa màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất: có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng… nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo quy định của Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

- "Sổ hồng" là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo quy định của Luật nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu".

Như vậy, "sổ trắng ", "sổ đỏ" hay "sổ hồng" đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế, hiện nay vẫn đang lưu hành cả 03 loại giấy tờ trên và cả 03 vẫn còn nguyên giá trị pháp lý.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giá trị pháp lý của "sổ trắng", "sổ đỏ" và "sổ hồng"

Sau ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực đã quy định thống nhất "sổ đỏ" và "sổ hồng" thành một loại giấy chung đó là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu quy đổi có thể đổi sang sổ mới.

"Sổ trắng” hay “sổ hồng”, “sổ đỏ” đều do các cơ quan thẩm quyền cấp phù hợp với quy định pháp luật của từng thời kỳ, dù chưa cấp đổi sổ vẫn phải được thừa nhận giá trị pháp lý như nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn có giá trị pháp lý và được cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu”.

Như vậy, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đã quy định rõ Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựngđược cấp trước đây vẫn có giá trị pháp lý và chỉ đổi (không phải cấp lần đầu) sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu (không bắt buộc).

Theo Điều 152 Luật Nhà ở quy định rõ về hiệu lực pháp lý của các Giấy chứng nhận về quyền sở hữu đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trong các thời kỳ trước đây, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong nội dung đã ghi nhận về nhà ở được xây dựng trên đất ở đó thì nay vẫn còn nguyên giá trị pháp lý và không phải đổi lại theo quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Điều 11 của luật này, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới”.

Theo quy định trên thì Luật Nhà ở vẫn tiếp tục công nhận hiệu lực pháp lý của các giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trong các thời kỳ trước đây và không bắt buộc người dân phải đổi sang “sổ đỏ”. Nói các khác thì Luật Nhà ở đã thừa nhận giá trị vĩnh viễn của những “sổ trắng”, do vậy Luật Đất đai không thể hạn chế giá trị của các giấy này, (nhất là những loại giấy có thể hiện quyền sở hữu nhà) bởi nhà ở thì phải gắn liền với đất nên Luật Đất đai cũng phải “khớp” với Luật Nhà ở.

Thủ tục cấp đổi "sổ trắng", "sổ đỏ" sang "sổ hồng".

Thủ tục cấp đổi được quy định tại Nghị định số 43/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014. Để được cấp "sổ hồng", có thể làm thủ tục xin cấp đổi sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới hiện nay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 của Nghị định số 43/2013/NĐ-CP

- Hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận lên Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT/BTNMT. Hồ sơ bao gồm: (i) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; (ii) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng đăng kí đất đai.Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

- Thời hạn giải quyết: thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là: không quá 07 ngày.

- Lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Theo quy định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29 tháng 11 năm 2019 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, lệ phí cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và mỗi tỉnh sẽ có mức lệ phí khác nhau.

Cụ thể như sau:

(i) Đối với cá nhân, hộ gia đình: Các phường thuộc quận, thị xã lệ phí là 50.000 đồng, các khu vưc khác lệ phí là 25.000 đồng/lần

(ii) Đối với tổ chức: lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 50.000 đồng.

Trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất), lệ phí cấp đổi đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 20.000 đồng/lần, đối với tổ chức là 50.000 đồng.


Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đất đai được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.