Sinh con khi đã nghỉ việc tại công ty có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con...

Hỏi: Tôi có tham gia BHXH từ tháng 1 năm 2011, nhưng đến hết tháng 5 năm 2013 tôi đã xin nghỉ ở công ty, hiện giờ tôi đang mang thai và dự kiến ngày sinh là ngày 16 tháng 5 năm 2014. Vậy tôi xin hỏi là trong trường hợp của tôi, tôi có được hưởng BHXH hay không? Và nếu được hưởng thì tôi cần phải có những thủ tục giấy tờ gì? (Nguyễn Thị Hạnh - Hải Phòng)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Thời gian sinh dự kiến của bạn là vào 16/5/2014, do vậy trong vòng 12 tháng (từ 16/5/2013 đến 16/5/2014) nếu bạn đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định của BHXH Hà Nội, thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản: 1/Khám thai: Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD). 2/ Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65-HD). 3- Sinh con: Sổ BHXH; Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con; Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao); Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.