Đối với tác phẩm dân gian, người sử dụng không cần xin phép nhưng phải trích dẫn, dẫn chiếu xuất xứ và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tác phẩm khuyết danh, không biết tác giả, chủ sở hữu thì nhà nước sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó.

Chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Công ước Berne bảo hộ đối với các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tòa nhà được xây dựng trong một nước thuộc Liên hiệp.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm phổ biến trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Tác phẩm phái sinh vẫn được xác định là tác phẩm (sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học) và được bảo hộ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật sở hữu trí tuệ.

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó

Các loại hình tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm các thể loại sau: phóng sự, ghi nhanh,...và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Tác phẩm được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả mà bất chấp các yếu tố sáng tạo của chúng, chất lượng hay giá trị của tác phẩm và cũng không cần đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn về văn học hay nghệ thuật nào.

Các loại hình tác phẩm kiến trúc được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,...về ngôi nhà, công trình...; mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian.

Các loại hình tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.

Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật.

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm. Vì thế, chỉ có tác giả mới có quyền đặt tên cho tác phẩm mà chủ sở hữu tác giả không có quyền này.

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ.

Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi ,ngôn ngữ khác cho người khiếm thị là xâm phạm quyền tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy.