Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lí và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Với đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Everest có thể cung cấp cho khách hàng những tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực hành chính.

Trong khoa học pháp lí, quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

Đặc trưng của quan hệ quản lí hành chính nhà nước là quan hệ "quyền lực - phục tùng", quan hệ có sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia nên việc điều chỉnh bảng pháp luật đối với loại quan hệ này có những điểm riêng biệt cả về phương pháp điều chỉnh...

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các quy phạm pháp luật hành chính nên việc phân loại các quy phạm này có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn xây dựng cũng như áp dụng pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước.

Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như phân cấp quản lí, chi đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất là chấp hành và áp dụng chúng.