Rút vốn khỏi dự án đầu tư bất động sản?

Nếu không vì các điều kiện khách quan, bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt,..mà bên công ty thực hiện dự án chậm thực hiện dự án thì coi như họ đã vi phạm điều khoản về thời gian thực hiện dự án trong hợp đồng.

Hỏi: Em làm bên công ty đầu tư các dự án. Cách đây 2 năm em có đầu tư góp vốn các dự án của công ty, nay bất động sản chết đứng làm em cũng đứng chết! em đang vô cùng khó khăn với khoản tiền em đã đầu tư! Xin nhà luật tư vấn giúp em xem em có đơn phương xin rút vốn được không ạ? Hiện tại em chưa biết hỏi ai, chưa biết bắt đầu từ đâu để cứu lấy số vốn mồ hôi công sức của bao nhiêu người nhờ em đầu tư vào đất.Hiện tại công ty vẫn đang hoạt động nhưng chậm trễ nên các dự án dừng và chưa có kế hoạch thực thi.Em ký hợp đồng vay tiền với công ty có xác nhận vị trí ô đất, thời hạn hợp đồng là 1 năm nhưng nay đã quá hạn hợp đồng. Em có hợp đồng vay tiền và phiếu thu tiền số tiền của hợp đồng này ghi là nộp tiền cho ô đất. Dự án này đã được phê duyệt, đã xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng ô đất em góp vốn lại đúng ô đất chưa có sổ đỏ. Em có xin rút vốn được không? Khi rút nếu công ty không giải quyết mà em đòi đến cùng thì trường hợp của em có được giải quyết thông qua pháp luật không? (Thanh Phương - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thương mại - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trường hợp của bạn còn rất nhiều điều cần phải làm rõ, đơn cử như việc đầu tư vào dự án của bạn thông qua hợp đồng. Vậy nếu có thì hợp đồng 2 bên ký kết quy định thế nào về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của 2 bên?

Bạn có nói rằng hiện tại công ty vẫn đang hoạt động nhưng chậm trễ nên các dự án dừng và chưa có kế hoạch thực thi. Trước hết, cần xem lại các điều khoản trong hợp đồng giữa 2 bên, nhất là điều khoản về thời gian thực hiện dự án. Nếu không vì các điều kiện khách quan, bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt,..mà bên công ty thực hiện dự án chậm thực hiện dự án thì coi như họ đã vi phạm điều khoản về thời gian thực hiện dự án trong hợp đồng.

Trường hợp này, bạn không nhất thiết phải rút vốn. Việc đầu tiên nên làm là bạn hãy trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình để thương lượng với chủ đầu tư một là để lấy lại vốn, hai là để chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án. Nếu chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án thì bạn có thể nộp đơn ra Tòa án nhân dân nơi có bất động sản để khởi kiện yêu cầu phạt hợp đồng vì chậm thực hiện hợp đồng (nếu đây là điều khoản 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng) và đề nghị được rút vốn trong đơn khởi kiện. Tất nhiên, để làm được điều đó thì bạn phải có các bằng chứng kèm theo như hợp đồng ký kết giữa hai bên, phiếu thu tiền giữa bạn và công ty v.v..

Ngoài ra, trường hợp trên, bạn cũng cần phải cân nhắc thêm nếu bạn muốn rút vốn thì với năng lực hiện tại của chủ đầu tư có khả năng hoàn lại vốn cho bạn hay không? Vì việc này sẽ liên quan tới giá trị của bản án, khả năng thi hành án bởi giả dụ chủ đầu tư không có năng lực thì cho dù bạn có thắng kiện nhưng công ty không có đủ tài sản để thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ rất khó khăn trong việc thi hành án và nhiều khi việc thi hành án là không thể thực hiện được. Nói một cách dễ hiểu, bạn chỉ thắng kiện về mặt pháp lý nhưng trên thực tế thì điều đó không được đảm bảo!

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.