Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những quyền hiến định, đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên hiện nay việc tự do kinh doanh của doanh nghiệp gặp một số rào cản nhất định

Pháp luật Việt Nam có bước phát triển quan trọng khi ghi nhận quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013, trong bối cảnh Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại với các nước và khu vực. Sự tương quan giữa khung pháp lý nội địa với các cam kết quốc tế, việc thực thi quyền tự do kinh doanh tự do kinh doanh vẫn là một vấn đề cần hoàn thiện.

h

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 57 của Hiến pháp năm 1992. Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hóa, Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau: "Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm"và Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Quyền tự do kinh doanh về cơ bản được cụ thể hóa qua một số quyền như quyền tự do thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền tiếp cận thị trường, quyền bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh, quyền được đảm bảo sở hữu tài sản của doanh nghiệp.Mục tiêu Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 là đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện nay gia tăng các quyền của doanh nghiệp, bao gồm điều tiết nguồn vốn trong kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, quyền tự do biểu quyết, một doanh nghiệp có nhiều hơn một chức danh giám đốc, quyền được giữ chức danh giám đốc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, quyền tự khắc và quản lý con dấu. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn phương thức bảo hộ, giải quyết các tranh chấp đầu tư ngoài hệ thống cơ quan tư pháp tòa án của một quốc gia, như được chọn cơ chế giải quyết theo trọng tài thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo hộ đầu tư (ISCID)...

Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự, tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Thực tế, khi áp dụng Điều 159 Bộ Luật Hình sự năm 1999, rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh đa năng, đa ngành nào, vì nguy cơ dễ bị “xét nét” và đối mặt tội danh kinh doanh không có đăng ký hoặc kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký.

Thứ hai, quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh có thích hợp?

Hiện nay, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp vướng mắc về việc thủ tục buộc phải mã hóa ngành nghề dựa vào Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Theo Quyết định 337/QĐ-BKH về ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ngày 10/04/2007.
và căn cứ theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23-1-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tại điều 7.5 quy định đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Tuy vậy, không ít nhà đầu tư gặp khó khăn nếu chọn kinh doanh những ngành nghề không thuộc danh mục ban hành. Yêu cầu “mã hóa” ngành nghề kinh doanh tương thích với hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam là một cản trở đối với doanh nghiệp khi mở rộng đầu tư theo nhu cầu của mình.

Nếu Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã ghi nhận quyền Tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm, việc quy định tương tự như yêu cầu đăng ký kinh doanh ngành nghề tương thích với quy định Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có lẽ không còn tương thích.

Thứ ba, giải pháp tháo gỡ, thực thi quyền tự do kinh doanh.

Do đặc thù phát triển mỗi nước khác nhau, mỗi quốc gia có những quan tâm khác nhau, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau, nên luật pháp luôn có độ vênh nhất định. Tuy nhiên, một khi chọn hội nhập, hệ thống pháp luật nội địa buộc phải tương thích với các cam kết, điều ước, hiệp định thương mại quốc tế.

Việt Nam tiếp tục phải tháo dỡ các rào cản từ khung pháp lý đến thể chế. Chính phủ, bộ ban ngành cần quyết liệt hơn cho “khai tử” hệ thống giấy phép con, giảm mệnh lệnh hành chính ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền tự do kinh doanh thực chất là yêu cầu giải phóng năng lực cho doanh nghiệp trong môi trường đầu tư đòi hỏi có hệ thống chính sách dễ tiếp cận, thân thiện, nhất quán và minh bạch. Giải phóng quyền này thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào quyết tâm của Việt Nam thực hiện triệt để đến đâu phương châm không mới “Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, viên chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Có như vậy, doanh nghiệp, người dân mới có thể tin rằng những quyết định “hình sự hóa” sẽ sớm thành “án lệ xấu”, để không bao giờ có cơ hội lặp lại.

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Nguồn tổng hợp:
[1] http://www.thesaigontimes.vn/145579/Quyen-tu-do-kinh-doanh-Tuong-thich-va-bat-cap.html
[2]http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/hieu-the-nao-ve-quyen-tu-do-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-195852.html

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.