Quyền nuôi con từ 3-7 tuổi sau ly hôn

Trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con

Trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con và có yêu cầu tòa án giải quyết việc phân định quyền nuôi con.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Sẽ có hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.

Thứ hai, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.

Sau ly hôn, cả vợ và chồng đều bình đẳng về quyền nuôi con của mình. Nhưng để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho con thì thật sự phải xem xét toàn diện các điều kiện. Tòa án sẽ xét những điều kiện để quyết định ai là người nuôi dưỡng.

Điều kiện để yêu cầu quyền nuôi con khi ly hôn

Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con sẽ được ưu tiên cho người mẹ.

Còn trường hợp con đã trên 36 tháng tuổi (nhưng chưa đủ 7 tuổi), nếu hai bên thỏa thuận được tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con dưới 7 tuổi cho ai có đủ điều kiện và đảm bảo tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ. Nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định như sau:

Quyền nuôi con dưới 7 tuổi dựa trên việc Tòa án cân nhắc những điều kiện sau nhưng không cần lấy ý kiến của con:

Về vật chất: Ăn, ở, sinh hoạt, học tập,… Căn cứ vào tài sản, thu nhập của cha, mẹ
- Thu nhập hàng tháng: cần chứng minh được thu nhập hàng tháng có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển lớn khôn
- Chỗ ở ổn định: Lợi thế về chỗ ở như là có nhà riêng, trang thiết bị đầy đủ đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho con cái
- Môi trường sống: môi trường sống tốt cho con có thể là nơi có an ninh trật tự tốt, yên tĩnh, gần khu trung tâm, bệnh viện trường học và cư dân có dân trí cao, tiện nghi trong sinh hoạt và di chuyển

Về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ. Tình cảm đối với con. Trình độ học vấn và nhân cách đạo đức của cha, mẹ
- Thời gian làm việc: Con cái cần có nhiều thời gian gần gũi và chăm sóc
- Hành vi: Lối sống lành mạnh sẽ có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của con và ngược lại. Đây cũng là lợi thế để có thể giành quyền nuôi con so với đối phương

Các điều kiện trên xuất phát từ quy định đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con và trên thực tế đã được rất nhiều tòa án áp dụng. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khách quan khác vẫn ảnh hưởng đến quyết định Tòa án.

Luật gia Nguyễn Tâm - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.