Quy trình và điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động...

1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở:

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:


- Có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Thời gian thành lập Công đoàn cơ sở

- Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

- Sau thời gian quy, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, Công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

3. Quy trình thành lập Công đoàn cơ sở

Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):

- Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

- Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.

- Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

- Nội dung hội nghị gồm:

- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;

- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);

- Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;

- Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

- Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.

- Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3: Ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở

- Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sở gửi hồ sơ, đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận đoàn viên - Công đoàn cơ sở - Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;

+ Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

+ Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.

+ Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

3. Công ty Luật TNHH Everest sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng:

- Tư vấn các thủ tục, điều kiện thành lập công đoàn cơ sở;

- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thành lập công đoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Hướng dẫn các loại giấy tờ, thủ tục và đăng ký thành lập công đoàn cơ sở;

- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại văn phòng của Liên đoàn lao động cấp quận, huyện;

-Thay mặt khách hàng nhận kết quả quyết định từ các cơ quan chức năng và làm đăng ký con dấu pháp nhân của công đoàn.

Quý Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest theo một trong các phương thức sau:
  1. Giao dịch trực tiếp tại các địa chỉ sau: (i) Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội; (ii) Chi nhánh Đông Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; (iii) Trung tâm thực hành nghề luật - Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn 1900 6198
  3. Liên hệ qua phương thức điện tử (trực tuyến): E-mail info@everest.net.vn; Zalo số (0936978889); Facebook: https://www.facebook.com/congtyluateverest/