Quy trình cắt giảm lao động theo quy định của Bộ luật Lao động

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước.

Hỏi:Tôi hiện là kiến trúc sư làm cho một công ty nước ngoài, tại Việt Nam. Vào ngày 22.04.2013, công ty tôi có chỉ thị từ văn phòng chính tại nước ngoài, yêu cầu công ty tại Việt Nam cắt giảm nhân sự 13 nhân viên. Ngay ngày hôm đó, giám đốc điều hành tại công ty tiến hành đàm phán với từng nhân viên để thỏa thuận "chấm dứt hợp đồng". Đến phiên tôi được yêu cầu thỏa thuận, tôi đã không đồng ý mức thỏa thuận "chấm dứt hợp đồng" của công ty đưa ra. Vì vậy sau đó 02 ngày công ty tôi có gửi cho tôi e-mail báo rằng "vì không thỏa thuận "chấm dứt hợp đồng" được, nên họ đã lập hồ sơ báo lên sở Lao Động để giải quyết vụ việc theo điều 17 luật Lao Động, trong khoản thời gian chờ phản hồi của Sở, hợp đồng lao động của tôi vẫn còn hiệu lực dù không cần đến văn phòng làm việc". Sáng ngày 28.05.2013, bên nhân sự công ty có gửi e-mail báo cho tôi rằng họ đã được sự chấp thuận của sở Lao Động, và báo với tôi rằng thời điểm chấm dứt hợp đồng của tôi là ngày 24.05.2013. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty tôi đã thực hiện quy trình đúng hay sai? "Thời điểm báo trước 30 ngày cho người lao động" phải là thời điểm nào mới đúng? (Ngọc Kiên - Hà Giang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Kiều Chinh - Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, quy trình cắt giảm lao động sẽ được thực hiện theo hai bước:Bước 1: Trách nhiệm thông báo của người sử dụng lao động cho người lao động;Bước 2: Trả trợ cấp mất việc cho người lao động

Đối chiếu với trường hợp của anh (chị), nhận thấy:

Việc công ty của anh (chị) đưa ra chương trình cắt giảm nhân sự với 13 nhân viên như trên pháp luật cho phép. Luật lao động 2012: “Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế”. Đối với 12 nhân viên bị cắt giảm, công ty của anh (chị) thỏa thuận được với họ. Do đó, trường hợp này, việc chấm dứt hợp đồng giữa công ty anh (chị) với họ theo Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012: “hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng”.

Đối với anh (chị), do không thỏa thuận được nên việc chấm dứt hợp đồng nên công ty phải thực hiện theo quy trình như đã nêu ở trên, nghĩa là công ty phải báo trước cho anh (chị), sau đó thanh toán trợ cấp mất việc cho anh (chị). Việc báo trước ở đây được thực hiện trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty anh (chị) phải trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo với cơ quan có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, công ty anh (chị) mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của công ty, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và anh (chị) có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1-3 năm.Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm.

Như vậy, thời điểm công ty anh (chị) chấm dứt hợp đồng với anh (chị) vào ngày 24/05/2013 là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật lao động.

Về vấn đề trợ cấp mất việc: pháp luật lao động quy định cụ thể tại Điều 49. Căn cứ vào đó, anh (chị) có thể tình được mức trợ cấp mất việc anh (chị) được hưởng.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.