Quy định về nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc khai thuế, nộp thuế tại cơ quan, cá nhân được cơ quan thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan thuế cấp huyện).

Hỏi: Đề nghị Luật sư tue vấn quy định về đăng ký, khai, tính và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định hiện hành (Hoàng Yến, Cầu Giấy, Hà Nội).
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Sinh - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:

Căn cứ Điều 8 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) và Điều 7 Nghị định số 53/2011/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 01/07/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), thì quy định về đăng ký, khai, tính và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:
Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc khai thuế, nộp thuế tại cơ quan, cá nhân được cơ quan thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan thuế cấp huyện) nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại UBND xã.
Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế đối với từng thửa đất ở có quyền sử dụng tại cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất như đối với trường hợp có quyền sử dụng một thửa đất;
Trường hợp không có thửa đất ở nào vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một nơi có thửa đất để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng trừ đi hạn mức đất ở nơi mà người nộp thuế đã lựa chọn;
Trường hợp có một thửa đất ở vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế lựa chọn hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất vượt hạn mức để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tích vượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích của tất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng;
Trường hợp có từ hai thửa đất ở trở lên vượt hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất đó thì người nộp thuế chỉ được lựa chọn hạn mức đất ở tại một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định số thuế phải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tích vượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích của tất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng;
Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu (của Bộ Tài chính) để xác định tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Nghị định số 53/2011/NĐ-CP và số thuế đã nộp tại các cơ quan thuế cấp huyện nơi có quyền sử dụng đất.
Theo Báo Lao Động, ngày 16.02.2012

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.