Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự ?

Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng.

Hỏi: Nhà em có bán cho các hộ dân 01 thửa đất. Trước đó là đất của cha mẹ cho con, sau đó em tách từng thửa ra để chuyển quyền lại cho người dân. Tuynhiên, thửa đất của em lại không có đường đi vào(Cách đường nhựa khoảng 60m). Ba em đã làm thủ tục hiến đường đi để em có đường đi vào cho em và các hộ sau. Tuy nhiên UBND xã và UBND huyện lại không đồng ý lập đường đi cho em. Theo điều 274 DLDS thì ba em đã tự nguyện chừa đường rồi sao lại không được chấp thuận? (Văn Thanh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 điều 275 Bộ luật Dân sự quy định:

"Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác."

Như vậy, trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu được mở một lối đi ra đến đường công cộng. UBND cấp xã, huyện không đồng ý lập đường cho bạn cần phải có lý do. Nếu lý do không thỏa đáng bạn có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền lợi cho mình

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.