Quy định về giao dịch với "chính mình"

Vấn đề giao dịch dân sự với chính mình thường được đặt ra trong các Hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác, trong đó người khác thường là một doanh nghiệp.

Hỏi: Tôi là giám đốc Công ty TNHH một thành viên. Tôi có thế chấp một số tài sản của riêng tôi để vay vốn tại ngân hàng nhằm bổ sung vốn hoạt động cho công ty. Tôi là bên thế chấp, và Bên được cấp tín dụng là công ty do tôi làm đại diện. Tôi vừa là người ký tên với tư cách là bên thế chấp, vừa ký tên với tư cách là bên vay có phù hợp với pháp luật không?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Đối với thắc mắc của quý Khách hàng, chúng tôi trả lời như sau:

Quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 về phạm vi đại diện, cụ thể là:

Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Như vậy, việc bạn ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho công ty của bạn (bên được cấp tín dụng trong hợp đồng thế chấp) mà bạn là người đại diện theo pháp luật là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Để bạn và ngân hàng ký được hợp đồng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay cho công ty TNHH một thành viên mà bạn là người đại diện theo đúng quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp đó chỉ cần được ký kết giữa hai bên là: Bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng được phép nhận bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật) và Bên thế chấp là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp không cần phải có chữ ký của bên thứ ba là Bên được cấp tín dụng (là công ty mà bạn là người đại diện theo pháp luật).

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.