Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke

Điều kiện kinh doanh Karaoke được quy định tại Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009.

Hỏi: Tôi muốn mở địa điểm kinh doanh Karaoke tại nhà nhưng không biết các điều kiện để được mở quán kinh doanh Karaoke như thế nào. Đề nghị luật sư tư vấn, các điều kiện để tôi được mở quán Karaoke? (Nguyễn Thị Định - Bình Định).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều kiện kinh doanh Karaoke được quy định tại Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009.

"1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề;6. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt." (Điều 30 Nghị định số 30/2009 của Chính phủ quy định về ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng).

"1. Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 nhưng phải có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 30 Quy chế;2. Cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.3. Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 4 Điều 30 Quy chế áp dụng như quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;4. Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế được thực hiện như sau:a) Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;b) Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế;c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế.5. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke.6. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế" (Điều 12Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng).

Vậy,anh (chị) có thể tham khảo theo quy định pháp luật nêu trên để biết và thực hiện đúng, đủ điều kiên kinh doanh dịch vụ Karaoke.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.