Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mới nhất năm 2017

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung của mình nhưng không được làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ.

Hỏi: Vợ chồng tôi làm ăn buôn bán tự do, hiện gửi tiết kiệm trong ngân hàng được hơn 02 tỷ đồng. Chồng tôi định dùng số tiền tiết kiệm đó góp vốn với mấy người bạn để thành lập công ty nhưng tôi không đồng ý. Cho tôi hỏi bây giờ chồng tôi vẫn muốn góp vốn thành lập công ty thì số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng sẽ giải quyết như thế nào? (Nguyễn Hương - Hưng Yên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Khoản 1 và 2 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định:

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

Như vậy, số tiền gửi tiết kiệm của vợ chồng anh/chị gửi tại ngân hàng là tài sản chung của 2 người do làm ăn buôn bán hay các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân nên số tiền hai vợ chồng cùng làm ra là tài sản chung của vợ chồng anh/chị. Đây là tài sản chung hợp nhất dùng để đảm bảo nhu cầu gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Điều 35 Luật HN&GĐ quy định về sở hữu tài sản chung của vợ chồng như sau:

"1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình".

Như vậy, theo quy định trên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận, trường hợp vợ chồng bạn với số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng là do bạn hay chồng hoặc cả 2 vợ chồng cùng đứng tên đồng sở hữu thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Điều 36 Luật HN&GĐ quy định tài sản chung được đưa vào kinh doanh như sau: "Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản”.

Nhưng ý định đưa tài sản chung vào kinh doanh của chồng anh/chị lại không được chị đồng ý. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì 2 vợ chồng anh/chị có thể làm thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Điều 38 Luật HN&GĐ quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể:

"1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này".

Như vậy, hai vợ chồng anh/chị có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ các trường hợp việc chia tài sản chung bị vô hiệu theo Điều 42 Luật HN&GĐ, cụ thể:

"1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan".

Nếu 2 vợ chồng anh/chị thỏa thuận được việc chia tài sản thì phải lập thành văn bản và phải được công chứng theo yêu cầu của chị, chồng chị hay cả hai hoặc theo quy định của pháp luật.

Nếu vợ chồng bạn có yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc chia tài sản chung của vợ chồng bạn áp dụng như đối với chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ.

Điều 41 Luật HN&GĐ quy định việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

"1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận".

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.