Quy định của pháp luật về thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2017

Năm 2017, khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn ghi nhận 4 nội dung như sau: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Vốn điều lệ của doanh nghiệp; Thông tin người đại diện theo pháp luật

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ngoài ra, khi công ty có thay đổi đăng ký kinh doanh đối với nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh, thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần sẽ được cấp song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Do vậy, thông thường doanh nghiệp sau khi thay đổi đăng ký kinh những nội dung không ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty sẽ có 02 hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động là:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Hay thường gọi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

- Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý doanh nghiệp khi thực hiện các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh cụ thể như sau:


Khi doanh nghiệp bổ sung ngành nghề đăng kinh doanh buộc phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh.

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.


Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, in ấn lại hóa đơn VAT, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh).

Điểm khác biệt kể từ ngày 01/07/2015 là, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được quyền giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Đây thực sự là bước đột phá trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý doanh nghiệp chỉ có quyền quyết định số lượng, hình thức con dấu nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không cần có con dấu pháp nhân trong quá trình hoạt động như nhiều doanh nghiệp hoặc doanh nhân hiểu sai tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014. Mặt khác, các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.

Hiện nay, doanh nghiệp thực hiện khắc dấu và có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp sau đó được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp. Năm 2017, cơ quan công an hiện không còn quản lý con dấu và cũng không thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp.


Khi thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp cần lưu ý nếu thay đổi chuyển sang quận mới, hoặc tỉnh thành phố mới doanh nghiệp phải xác nhận nghĩa vụ thuế nơi trụ sở cũ và cũng phát sinh thêm thủ tục đăng ký lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Nếu trong cùng quận huyện thì sau khi thay đổi doanh nghiệp thông báo về sự thay đổi với các cơ quan, đối tác liên quan để ghi nhận địa chỉ mới nhằm thống nhất sử dụng địa chỉ trong chứng từ giao dịch, đặc biệt là hóa đơn chứng từ thuế, sao kê ngân hàng,…Mặt khác, trước khi doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục chuyển trụ sở chính của doanh nghiệp khác quận thì phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế hiện tại. Sau khi có kết quả xác nhận nghĩa vụ thuế của chi Cục thuế cũ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Trụ sở của công ty không được là nhà tập thể và nhà chung cư.

Thay đổi do chuyển nhượng, bổ sung thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp

Lưu ý:

Khi chuyển nhượng cổ đông và đồng thời tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thực hiện thành 02 bước: Chuyển nhượng cổ đông, sau đó tăng vốn hoặc ngược lại.
Khi doanh nghiệp chuyển nhượng sẽ phát sinh liên quan đến việc kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn và nghĩa vụ nộp thuế nếu có lãi (riêng đối với công ty cổ phần thì bị xác định như chuyển nhượng chứng khoán do đó khi cổ đông chuyển nhượng cổ phần sẽ bị tính thuế thu nhập chuyển nhượng là 0,1% (kể cả khi công ty chưa có lãi). Ngoài ra, theo quy định Luật Doanh nghiệp hiện nay thì đối với các cổ đông góp vốn (không phải là cổ đông sáng lập – người ký tên trên điều lệ khi thành lập doanh nghiệp, hoặc còn tên trên đăng ký kinh doanh) thì khi có sự chuyển nhượng không cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.


Theo Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép một số loại hình doanh nghiệp mới có thể giảm vốn điều lệ, đối với các loại hình doanh nghiệp đều có thể được giảm vốn điều lệ thì cũng chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Đặc biệt điều kiện giảm vốn căn cứ theo báo cáo tài chính năm 2017 tại thời điểm giảm vốn và phải đảm bảo thực hiện đủ các quyền và nghĩa vụ về tài sản đến thời điểm giảm vốn.

Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp lưu ý thủ tục góp vốn bằng chuyển khoản nếu thành viên, cổ đông công ty là pháp nhân, đối với cá nhân nếu có thể thực hiện góp vốn qua tài khoản càng tốt. Đặc biệt lưu ý tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu vốn góp, mức thuế môn bài. Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp thì ngay sau khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài bổ sung theo mức vốn mới. Năm 2017 thuế môn bài có sự thay đổi. Mức thuế môn bài thấp nhất là 2.000.000 đồng/năm áp dụng nếu doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng.


Doanh nghiệp lưu ý những người đã từng là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp chưa thực hiện xong các nghĩa vụ với cơ quan thuế sẽ không được tiếp tục đăng ký với tư cách là người đại diện theo pháp luật của bất kỳ doanh nghiệp khác. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ hạn chế đối với chức danh giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần thì không được đồng thời là giám đốc, tổng giám đốc của các loại hình doanh nghiệp khác. Đây thực sự là một quy định hợp lý vì thực chất việc là Giám đốc, Tổng giám đốc nhiều công ty cổ phần nó không vì thế mà làm hại đến các đơn vị khác. Mặt khác, hiện nay công ty có thể có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Đây cũng là quy định rất mới của Luật doanh nghiệp hiện hành. Giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn mới khi có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp phát sinh thêm địa chỉ kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong cùng một tỉnh, thành phố thì mô hình địa điểm kinh doanh là mô hình rất linh động doanh nghiệp nên áp dụng, tuy nhiên, với mỗi địa điểm kinh doanh doanh nghiệp sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh phát sinh. Ngoài ra, từ ngày 01/07/2015 khi thay đổi đăng ký kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũ đã được đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn thông tin, doanh nghiệp chỉ chứng minh địa điểm kinh doanh cũ này được đăng ký trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đối với địa điểm kinh doanh mới thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh độc lập với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.