Quy định của pháp luật về mức phạt trong hợp đồng?

Đối với các hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại quy định mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa không quá 8%, trừ trường hơp pháp luật có quy định khác.

Hỏi: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về mức phạt đối với các loại hợp đồng? Những vướng mắc trong việc thực thi các quy định này trên thực hiện? (Thanh Lan - Hà Nam)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luậthợp đồngCông ty Luật TNHH Everest trả lời:

Mức phạt đối với các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định:

-Theo điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005, mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận;

- Theo điều 301 Luật thương mại năm 2005 quy định mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá tám phần trăm giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Việc Luật Thương mại quy định giới hạn tối đa mức phạt hợp đồng như vậy không chỉ mâu thuẫn với quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành mà còn là một quy định trái với thực tiễn. Mặt khác, nếu Bộ luật dân sự chỉ dừng lại ở việc không giới hạn mức tối đa của phạt vi phạm mà không có một số quy định ràng buộc thì chưa đủ. Ví dụ, sẽ có lúc phạt vi phạm do các bên thỏa thuận lớn hơn hay ít hơn rất nhiều so với thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Với sự không thống nhất này chắn chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Về các quy định pháp lý trước đây, Bạn có thể tham khảo quy định về mức phạt trong hợp đồng kinh tế qua Nghị định 17 của HĐBT ngày 16/1/1990 (hết hiệu lực) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế (hết hiệu lực). Điều 13 quy định như sau:

"2- Thoả thuận về mức tiền phạt trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng kinh tế và loại vi phạm hợp đồng theo quy định như sau: a) Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng; b) Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng; c) Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm, hàng hoá, công việc một cách đồng bộ: phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm; d) Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; e) Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính từ ngày hết thời hạn thanh toán theo quy định tại điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trường hợp này không giới hạn mức phạt tối đa.

3- Nếu trong hợp đồng kinh tế không ghi sự thoả thuận về mức tiền phạt, khi có vi phạm hợp đồng kinh tế và tranh chấp về tiền phạt thì mức phạt được áp dụng theo quy định tại điều này và tại các văn bản quy định loại hợp đồng kinh tế cụ thể.

4- Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.