Quy định của pháp luật về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Trong công ty cổ phần (viết tắt là CTCP) nếu dựa vào việc kí tên trong danh sách cổ đông sáng lập, pháp luật chia các cổ đông thành: cổ đông sáng lập và cổ đông khác. Nếu dựa vào việc nắm giữ các loại cổ phần khác nhau, pháp luật phân loại cổ đông thành: cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Mỗi loại cổ đông này nắm giữ một loại cổ phần tương ứng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các quy định pháp luật về cổ đông sáng lập trong CTCP.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cổ đông sáng lập là gì?

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập CTCP (theo Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Về bản chất, cổ đông sáng lập là cổ đông phổ thông, song họ là người kí tên vào bản danh sách cổ đông sáng lập. Thông thường họ là những người đầu tyên có ý tưởng kinh doanh và đứng ra tuyên truyền vận động người khác cùng với họ góp vốn thành lập công ty. Giai đoạn này đựơc gọi là giai đoạn “tyền công ty”, trong giai đoạn này có thể có nhiều người tham gia, song có những người không làm cổ đông sáng lập.

Cơ sở pháp lí để chứng minh họ là cổ đông sáng lập chính là hành vi họ đã kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập công ty, hành vi đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ được làm cổ đông sáng lập và cũng đồng thời họ chấp nhậngánh vác trách nhiệm của người sáng lập ra công ty.

Quan niệm về cổ đông sáng lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 được nhìn nhận theo chứng cứ pháp lí, có phần khái quát và chính xác hơn so với quan niệm về cổ đông sáng lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và kí tên vào bản Điều lệ đầu tyên của CTCP. Khái niệm này coi yếu tố tham gia xây dựng, kí tên vào bản Điều lệ đầu tyên của công ty làm căn cứ để khẳng định họ là cổ đông sáng lập, e rằng chưa đúng. Khi công ty thành lập thì phải có điều lệ, điều lệ công ty phải được tất cả các thành viên kí tên, nghĩa là họ đã nhất trí thông qua việc thành lập công ty. Song trong số những người cùng kí vào bản điều lệ có người không muốn làm sáng lập viên thì sao? Và nếu họ không kí tên vào Điều lệ cũng đồng nghĩa với việc họ không phải là thành viên công ty trong buổi đầu thành lập, mặc dù họ rất muốn gia nhập công ty. Khái niệm cổ đông sáng lập gắn với việc thành lập công ty và bằng hành vi kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập và danh sách đó có giá trị pháp lí và nó còn liên quan đến sổ đăng kí cổ đông của công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì CTCP mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập. Riêng CTCP được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nướchoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạnhoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Việc quy định cổ đông sáng lập là để đảm bảo cho sự thành lập, hoạt động của CTCP cũng như để bảo vệ lợi ích cho những người có quan hệ dân sự, thương mại với công ty khi mới thành lập.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong CTCP

thể thấy cổ đông sáng lập có hai tư cách: Trước hết họ phải là cổ đông phổ thông và sau đó họ đóng vai cổ đông sáng lập (kí tên vào danh sách cổ đông sáng lập). Do đó, ngoài những quyền và nghĩa vụ của một cổ đông phổ thông, thì với tư cách là cổ đông sáng lập họ bị ràng buộc vào các nghĩa vụ chặt chẽ trong một số vấn đề như:

(i) Phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp;

(ii) Không được tự do chuyển nhượng cổ phần mà phải sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, mới có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó;

(iii) Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Bên cạnh những ràng buộc về nghĩa vụ như đã nêu, thì cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết song quyền này cũng chỉ có hiệu lực trong vòng ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, sau thời hạn đó cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thu Trang - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.net.vn.