Quấy rối tình dục người bệnh, xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Hỏi: Vừa rồi em vào viện khám. Bác sĩ nam khám cho em, tuy nhiên, ông ta lợi dụng để sờ mó những chỗ nhạy cảm. Em sợ quá phải bỏ chạy ra ngoài. Đề nghị Luật sư tư vấn, hành vi này của bác sĩ bị xử phạt thế nào? (Đặng Nguyên Vũ - Hà Nam)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest -trả lời:

Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau: “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; b) Không đeo biển tên; c) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi; c) Lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh; d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng; đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch dịch sang tiếng Việt; e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ, bệnh án làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; g) Sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; b) Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề; c) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu; d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề; đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề; e) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 6. Xử phạt trục xuất: Người nước ngoài tái phạm các hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Điểm c và Điểm đ Khoản 5 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này".

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bác sĩ mà có hành vi lợi dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người bác sĩ có hành vi vi phạm trên còn bị buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.