Phòng tránh những rủi ro khi ký hợp đồng sản xuất giống lúa lai?

Do đặc thù của đối tượng hợp đồng là việc sản xuất giống lúa lai nên có thể gặp những rủi ro như thiên tai, địch họa. Vì vậy, các bên trong hợp đồng cần...

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, những rủi ro pháp lý mà hợp đồng của tôi gặp phải khi ký hợp đồng sản xuất giống lúa lai và cách phòng tránh? (Nguyễn Nam Phong – Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”.

- Sự kiện bất khả kháng: Là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…

Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại cần có các đặc trưng sau đây:

+ Là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;

+ Là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;

+ Là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể lường trước được và không thể khắc phục được.

- Thiên tai:

Theo tinh thần Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/05/2014, thiên tai được định nghĩa như sau: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Khoản 1 Điều 3)

Căn cứ quy định nêu trên, để được coi là thiên tai phải đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, đây là hiện tượng tự nhiên bất thường, tức là hiện tượng tự nhiên trái với quy luật thông thường, quen thuộc. Thứ hai là có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên A:

+ Bên A có nghĩa vụ chứng minh thiên tai mà đã xảy ra: có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung giấy chứng nhận bất khả kháng phải bao gồm các mục như tên thiên tai, thời gian phát sinh và tồn tại, địa điểm phát sinh, hậu quả và tác động ảnh hưởng của hiện tượng này đối với việc thực hiện hợp đồng và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp => Chứng minh yếu tố bất thường, không thể lường trước được.

Bên A cần chứng minh các vấn đề sau đây:

a. Vụ mùa thực hiện việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 là mùa nào (tháng mấy đến tháng mấy), thời tiết, khí hậu thông thường như thế nào? Nhiệt độ trung bình thời điểm này ở mức bao nhiêu?

Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng… (thời điểm dự tính lúa làm đòng) là bao nhiêu?

> Xin số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam

b. Trong khoảng thời gian gần đây (xem xét diễn biến thời tiết vào thời điểm này của 2,3 năm gần kề), không xảy ra hiện tượng nắng nóng bất thường vào tháng… (thời điểm lúa làm đòng) => Xin số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam

+ Bên A đã thực hiện mọi biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại => Chứng minh yếu tố không thể khắc phục được.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.