Pháp nhân có được coi là người tiêu dùng trong pháp luật các nước trên thế giới

Khái niệm người tiêu dùng(NTD) là các khái niệm rất quan trọng, được sử dụng xuyên suốt trong các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng.

Hỏi: Tôi muốn hỏi, khái niệm người tiêu dùngthể nhân hay pháp nhân ở một số nước trên thế giới? (Thanh Hằng - Cà Mau)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Trung - Tổ tư vấn pháp luật bảo vệệ quyền lợi người tiêu dùng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Khái niệm người tiêu dùng(NTD) là các khái niệm rất quan trọng, được sử dụng xuyên suốt trong các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Vì trọng tâm của pháp luật bảo vệ NTD chính là NTD, do vậy nên nội hàm của các khái niệm này sẽ là kim chỉ nam cho các nội dung khác được quy định trong luật bảo vệ NTD.

Có thể thấy các quan hệ giữa NTD và nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ , NTD luôn ở thế yếu hơn, thiếu thông tin hơn, ít chuyên nghiệp hơn, nên cần thiết phải có sự can thiệp nhất định của nhà nước vào quan hệ này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế. Do vậy cần xác định phạm vi các loại quan hệ này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật bảo vệ NTD, cụ thể là pháp luật bảo vệ NTD sẽ can thiệp vào những quan hệ nào, còn những quan hệ nào sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, việc xác định các đối tượng nào sẽ được gọi là NTD là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu việc xác định này làm cho phạm vi hẹp đi thì sẽ có nhiều đối tượng không được bảo vệ.

Khái niệm người tiêu dùng là thể nhân hay pháp nhân ở một số nước trên thế giới?

Ở các nước châu Âu: Khái niệm NTD theo Chỉ thị của Châu Âu bao gồm các đặc điểm sau: Là bất kỳ cá nhân nào mua hàng theo hợp đồng mà mục tiêu của hợp đồng không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp.

Như vậy theo khái niệm này thì khái niệm NTD không bao gồm pháp nhân và không bao gồm người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ mà không trực tiếp giao kết hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh.

Theo pháp luật Đài Loan thì khái niệm NTD được quy định là những ai tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ và mục đích là để tiêu dùng. Như vậy chủ thể tham gia vào các giao dịch ở đây có thể được hiểu là bao hàm cả thể nhân và pháp nhân, miễn là mục đích của họ là để tiêu dùng.

Theo pháp luật Malaysia, khái niệm NTD tương đối chi tiết về mục đích sử dụng nhưng chỉ nói tới khái niệm người (person) mà không dùng từ cụ thể là thể nhân hay cá nhân như các nước nói trên. Việc quy định thiếu rõ ràng như vậy có khả năng dẫn tới hai cách hiểu khác nhau, một là chỉ bao gồm cá nhân và hai là bao gồm cả thể nhân và pháp nhân.Ngoài ra theo quy định của luật thì NTD không chỉ là người trực tiếp mua sản phẩm hay thuê dịch vụ mà bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa dịch vụ không phụ thuộc vào hợp đồng giữa họ với nhà cung cấp.

Theo pháp luật Thái Lan, khái niệm NTD có thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân và họ phải là người mua hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh. Tuy quy định của Thái Lan không đề cập tới các chủ thể sử dụng hàng hóa dịch vụ nhưng không mua hàng hóa hay thuê dịch vụ đó có là NTD hay không nhưng lại có sự mở rộng thêm cả giai đoạn được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Như vậy, tại thời điểm được nhà kinh doanh chào hàng hoặc đề nghị mua hàng, các chủ thể nói trên đã được coi là NTD và được bảo vệ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người tiêu dùng là pháp nhân hay thể nhân theo luật ở Việt Nam?

Để giải quyết vấn đề này, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các nước có ba cách quy định:

Cách quy định thứ nhất chỉ quy định người tiêu dùng là thể nhân (hoặc cá nhân), đây là cách quy định của Châu Âu và Quebec. Cách quy định này thể hiện rõ luật bảo vệ NTD chỉ bảo vệ đối với cá nhân, còn pháp nhân do họ có những vị thế và điều kiện tốt hơn so với cá nhân trong quan hệ với nhà cung cấp nên luật bảo vệ NTD không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ.

Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có một số điểm hạn chế bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì pháp nhân có nhiều loại bao gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức khác trong xã hội. Các đối tượng này ngoài họ cũng có hoạt động tiêu dùng thông thường mà không nhất các quan hệ mua bán của họ đều là các quan hệ thương mại. Do đó trong quan hệ tiêu dùng họ cũng không phải là những người chuyên nghiệp và cũng như NTD, họ cũng không có sẵn nguồn lực để đối phó với những hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất và cũng rất cần tới sự bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD.

Cách quy định thứ hai là quy định rõ cả thể nhân và pháp nhân. Theo quy định này thì NTD bao gồm cả pháp nhân. Quy định này tuy có vẻ hơi rộng và có thể có quan điểm cho rằng nó sẽ làm loãng đi hiệu lực của Luật bảo vệ NTD. Tuy nhiên cách quy định này đã khắc phục được hạn chế của cách quy định thứ nhất vì không phải lúc nào pháp nhân cũng là người đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu Luật bảo vệ NTD không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội.

Cách quy định thứ ba là không nêu rõ chỉ là cá nhân hay gồm cả cá nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ nói là “người nào” hoặc “những ai”. Cách quy định này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau và khó có thể được áp dụng trong thực tiễn bởi lẽ nó có thể được hiểu là gồm cả tự nhiên nhân và pháp nhân, nhưng cũng có thể giải thích theo hướng chỉ là tự nhiên nhân.

Theo dự thảo xin ý kiến của Dự Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Điều 3 giải thích khái niệm: “Người tiêu dùng” là các cá nhân, tổ chức mua hoặc sử dụng hợp pháp hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam đã nêu rõ cả pháp nhân và thể nhân đều được coi là Người tiêu dùng và họ được bảo vệ trước những vi phạm từ nhà sản xuất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.