Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác

Đối với quyết định hành chính, thẩm quyền ra quyết định chủ yếu thuộc về các chủ thế trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương còn đối với quvết định của cơ quan lập pháp thì quyền đó chỉ thuộc về Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong đề tài nghiên cứu sự khác biệt quyết định hành chính với các quyết định pháp luật khác, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cách phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lâp pháp và quyết định của cơ quan tư pháp.
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp


Đây là hai loại quyết định do các chủ thể thuộc hai hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, việc phân biệt trước tiên là căn cứ vào chủ thể ra quyết định.

- Đối với quyết định hành chính, thẩm quyền ra quyết định chủ yếu thuộc về các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương còn đối với quvết định của cơ quan lập pháp thì quyền đó chỉ thuộc về Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 thì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, ngoài quyền lập hiến Quôc hội còn có quyền ban hành các quyết định pháp luật dưới hình thức luật, nghị quyết; ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh và nghị quyết.

- Xét về tính chất thì các quyết định hành chính là những quyết định dưới luật ban hành trước pháp luật và để thi hành luật. Ví dụ: Căn cứ vào luật, pháp lệnh, Chính phủ sẽ ra những nghị định để thi hành luật, pháp lệnh...

- Hai loại quyết định này còn khác nhau về trình tự và thủ tục ban hành theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Luật quy định trong việc xây dựng và ban hành quyết định quy phạm của Quốc hội ủy ban thường vụ Quốc hội, việc đầu tiên là phải thành lập ban soạn thảo. Khoản 2 Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do ban soạn thảo đảm nhiệm. Ban soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án về tiến độ và chất lượng dự án". Sau đó, Luật còn quy định về trình tự thẩm tra dự án của các quyết định cũng như vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét và cho ý kiến về các dự án đó. Đặc biệt, việc ra những quyết định này còn có sự đóng góp tích cực của nhân dân cũng như việc đóng góp ý kiến của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội. Tiếp đến là việc thông qua dự án luật cũng như dự thảo nghị quyết và công việc cuối cùng là công bố quyết định. Luật quy định Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quvết của Quốc hội cũng như pháp lệnh và nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp

Quyết định hành chính và quyết định của cơ quan tư pháp (tòa án và viện kiểm sát) là hai loại quyết định cũng do hai hệ thông cơ quan khác nhau ban hành. Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của tòa án, quyết định của viện kiểm sát. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song rất hạn chế về chủ thể. Theo quy định của pháp luật thì việc ban hành quyết định quy phạm thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chánh án Toà án nhân dân tối cao và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài các quyết định nêu trên, các cơ quan tư pháp còn ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một số quyền quản lí hành chính được pháp luật quy định. Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tòa án; quyết định xử lí kí luật cán bộ, công chức...

Trình tự thủ tục xây dựng và ban hành hai loại quyết định này cũng khác nhau. Quyết định của cơ quan tư pháp là quyết định được xây dựng theo trình tự, thủ tục tố tụng, nó là kết quả của hoạt động giải quyết các vụ án cụ thể như hình sự, dân sự, hành chính... Chính vì vậy, hình thức của nó là bản án, quyết định của tòa án, quyết định của viện kiểm sát là chủ yếu. Khi ra các quyết định này, các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục theo quy định của luật tố tụng. Ví dụ: Bản án, quyết định của tòa hình sự dựa trên những quy định của luật tố tụng hình sự; bản án, quyết định của tòa hành chính dựa trên những quy định của luật tô tụng hành chính.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:info@luatviet.net.vn,info@everest.net.vn.