Những quy định về thế chấp tài sản thông qua quỹ tín dụng năm 2017

Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm...

Hỏi: Bên tôi là quy tín dụng có nhận thế chấp tài sản là nhà và đất với số tiền là 450 triệu. Sau 2 năm, người đó không có khả năng thanh toán và chưa đóng lãi là 200 triệu, tổng số tiền là 650 triệu. Người đó đã chuyển nhượng tài sản trên cho quỹ tín dụng của tôi để hoàn tất trả nợ.Trong thời gian sau khi thế chấp người đó có vay của người khác số tiền là 1 tỷ và đã trả 700 triệu còn lại 300 triệu không còn khả năng trả, người cho mượn tiền đã gửi đơn ra Tòa để lấy tài sản của người mượn và Tòa đã cho thi hành án phong tỏa tài sản đã được thế chấp bên quỹ tín dụng của tôi và buôc bên tôi phải bán để trả lại số tiền 300 triệu bên kia còn thiếu.Vậy tôi muốn hỏi tài sản đó bên thi hành án có được quyền bắt bên tôi bán hay không?Tài sản đó được thẩm đinh theo giá là 900 triệu, sau được khi chuyển nhượng từ người kia bên tôi có tiến hành sữa chữa với số tiền là 200 triệu. Như vậy số tiền giá trị thật bên tôi bỏ ra là 850 triệu cho tài sản đó. (Hà Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 90 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về việc xử lý tài sản đang thế chấp như sau:"1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này."

Trường hợp này, tài sản thế chấp có giá trị 900 triệu, lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm là 850 triệu.Như vậy, nếu người phải thi hành án không có đủ tài sản để thi hành án thì chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố tại ngân hàng của anh/chị.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.