Những hoạt động quản lý về sở hữu công nghiệp ở địa phương

Tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở địa phương được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, các địa phương cũng cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở địa phương.

Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã được ban hành. Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 về cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp được ghép vào chức năng của phòng Quản lý chuyên ngành.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Do đó, để đảm bảo thực hiện đúng quy định, hầu hết các Sở Khoa học và Công nghệ đã tái cơ cấu tổ chức và nhân sự. Hiện tại cả nước chỉ còn 2 Sở Khoa học và Công nghệ có bộ phận độc lập chuyên trách quản lý về sở hữu công nghiệp là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương còn lại chức năng quản lý sở hữu trí tuệ chủ yếu được ghép chung với các lĩnh vực khác như an toàn bức xạ, thông tin... hoặc tại Phòng Quản lý chuyên ngành. Cũng do việc tái cơ cấu về tổ chức và nhân sự nêu trên nên số cán bộ phụ trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại các địa phương tăng mạnh.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chính sách, biện pháp quản ý sở hữu trí tuệ.

Công tác xây dựng văn bản là một trong những hoạt động nổi bật của các địa phương trong một vài năm gần đây và tiếp tục góp phần tháo gỡ vướng mắc, khuyến khích hoạt động sở hữu công nghiệp ở địa phương. Các địa phương có hoạt động mạnh trong công tác xây dựng văn bản pháp luật hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp là Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.

Các văn bản hành chính liên quan đến việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ và sáng kiến, bao gồm: Các quyết định ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến Sở hữu công nghiệp; quyết định phê duyệt các dự án xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu đối với các đặc sản địa phương; quyết định liên quan đến việc tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật hoặc Hội thi Sáng tạo trẻ...

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đào tạo, tập huấn về ở hữu trí tuệ ở các địa phương diễn ra rất sôi nổi. Các hình thức tuyên truyền được sử dụng chủ yếu thông qua các hội thảo, chương trình truyền hình, báo đài, trang tin điện tử... Hoạt động tuyên truyền đã thể hiện sự phân loại theo đối tượng rõ rệt như dành cho khối cán bộ quản lý các cấp, khối trường đại học và khối doanh nghiệp. Hình thức tuyên truyền cũng phong phú, đa dạng, như thông qua trò chơi truyền hình, chuyên mục "Sở hữu trí tuệ và cuộc sống" được phát sóng trên một số đài phát thanh và truyền hình địa phương với các chủ đề đa dạng và thiết thực, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả truyền hình, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu trí tuệ.

Công tác hướng dẫn xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ở địa phương xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động thường xuyên của hầu hết các Sở Khoa học và Công nghệ. Đứng đầu về số lượt tư vấn vẫn là nhãn hiệu, tiếp theo là kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và cuối cùng là chỉ dẫn địa lý.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ theo các chương trình của địa phương
Cả nước hiện có 42/63 tỉnh/thành phố đã xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương mình. Các dự án được triển khai góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc tạo lập, bảo hộ quyền, phát triển và bảo vệ các tài sản trí tuệ của địa phương.

Công tác xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở các địa phương vẫn tập trung chủ yếu vào xâm phạm nhãn hiệu và xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.

Các hình thức xử lý được áp dụng chủ yếu là phạt hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm. Việc phát hiện các hành vi xâm phạm ở các địa phương đa số đều thông qua đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các cơ quan thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi xâm phạm. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần tiếp tục tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ Sở và các cơ quan thực thi và phát triển hơn nữa hệ thống giám định sở hữu công nghiệp.

Công tác thúc đẩy hoạt động sáng tạo.

Hoạt động thúc đẩy phong trào sáng kiến, sáng tạo của các tỉnh/thành phố đang có những bước chuyển biến tích cực, được triển khai ở hầu khắp các địa phương, chủ yếu dưới hình thức tổ chức các hội thi, trao giải thưởng sáng tạo kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Có thể thấy, hoạt động của các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ ở các địa phương mặc dù đã có những bước tiến nhất định, nhưng kết quả nói chung vẫn không đồng đều và tại nhiều địa phương hoạt động này vẫn chưa phát huy tác dụng tương xứng với vị trí, vai trò của cơ quan lãnh đạo, điều hành hoạt động sở hữu trí tuệ. Nhiều địa phương, nhất là ở những nơi mà hoạt động thị trường còn kém sôi động, hoạt động sở hữu trí tuệ còn đơn giản, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt, bị động, vẫn còn tình trạng trông chờ hoặc giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý có liên quan. Năng lực, kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ của các địa phương còn hạn chế, tình trạng lúng túng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trông chờ, lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở Trung ương còn phổ biến.

Luật gia Lê Hồng Sơn - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198,hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn,info@everest.net.vn.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.