Nhân viên thời vụ có được ký hợp đồng lao động?

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Hỏi: Em có xin vào làm cho một doanh nghiệp Việt Nam chi nhánh Hà Nội, em xin vào làm từ tháng 9 năm 2013 tới bây giờ là hơn 1 năm, nhưng trong quá trình làm việc tới giờ em và một số lớn nhân viên ở đây không được ký kết hợp đồng.Công tycòn bắt tất cả nhân viên phải đặt cọc 3 triệu đồng hoặc bằng cấp gốc.Và từ ngày 24/04/2015 do em cóviệc đột xuất nên xin nghỉ đột ngột, nhưng công ty sẽ khôngchi trả tiền lương tháng 4 cũng như 3 triệu cọc của em, vì em chưa làm hết 45 ngày viết đơn xin nghỉ việc theo quy định của công ty. Vậyem xin hỏi côngty làm như vậy thì có làm sai khôngạ?Vì em được biết là em khôngcó ký hợp đồng gì của công ty trên nên emcũng khôngphải là nhân viên chính thức của công ty mà chỉ là nhân viên thời vụ nên công ty sẽ khôngcó quyền áp dụng bất cứ điều khoản nào của luật lao động Việt Nam.Công ty cũng là thuê người lao động trái phép và khôngđăng ký người lao động theobộ luật lao động. Trong trường hợp này emcó thể lấy được lương và tiền đặt cọc này không? ( Thanh - Gia Lâm)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, xác định tính chấthành vi của công ty khi giao kết, thực hiện hợp đồng với bạn

Căn cứ vào Điều 18 Bộ luật lao động quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:"Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người".

Căn cứ vào Điều 20 Bộ luật lao động quy định về những hành vi người sửdụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động".

Như vậy, có thể thấyrõ ràng công ty bạn đang làm việc đã có những hành vi sai trái,vi phạm nghiêm trọngquy định của pháp luật hiện hành khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Chính vì lẽ đó, công ty phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về những việc làm của mình.

Thứ hai, khả năng nhận lại tiền lương và tiền đặt cọc của bạn

Như đã phân tích ở trên, công ty bạn đang làm việc đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, công ty phải chịu những chế tài xử phạt do pháp luật đặt ra,đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Cụ thể là:

Căn cứ vào Điều 5, Khoản 2 Điều 37Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động1.Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:a)Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;b)Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;c)Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d)Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.2.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:a)Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;b)Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.3.Biện pháp khắc phục hậu quả:a)Buộc trảlại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;b)Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.""Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động2.Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:a)Phạt cảnh cáo;b)Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;c)Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;d)Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này".

Dựa vào cơ sở pháp lý nêu trên, để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giúp bạn giải quyết vụ việc này, bao gồm:Ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty về các hành vi vi phạm pháp luật lao động như: Không ký hợp đồng lao động, bắt người lao động phải đặt cọc, không lập hồ sơ tham gia, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động.Buộc Công ty trả lại tiền đặt cọc, cộng với khoản lãi số tiền đã giữ của bạn.BuộcCông ty trả lương tháng 4/ 2015 cho bạn.Tuy nhiên, trên thực tế, vì bạn không có hợp đồng lao động cũng như giấy tờ xác nhận việc bạn đặt cọc cho công ty nên việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.