Nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ nô bị diệt vong.

Xã hội phong kiến là xã hội có kết cấu giai cấp rất phức tạp. Kết cấu này phụ thuộc vào sự khác nhau về kinh tế mà đặc biệt là đất đai. Có thể nói, đất đai trong xã hội phong kiến quyết định sự giàu sang, thứ bậc và địa vị của mỗi người trong xã hội.
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước phong kiến

  • Cơ sở kinh tế - xã hội
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ nô bị diệt vong. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, do giai cấp chủ nô bóc lột không có giới hạn đối với người nô lệ nên đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô với giai cấp nô lệ ngày càng trở nên gay gắt. Nô lệ không muốn lao động, không muốn bị áp bức bóc lột như trước nữa. Họ đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp chủ nô đòi thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ. Về phía giai cấp chủ nô, họ cũng nhận thấy rằng không thể tiếp tục cai trị, áp bức, bóc lột nô lệ như cũ được nữa. Đáp ứng nhu cầu về quyền sở hữu của nô lệ, giai cấp chủ nô buộc phải giải phóng nô lệ, giao đất, giao vùng canh tác cho họ và tiến hành thu thuế trên những vùng đất đó. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến. Chế độ chiếm hữu nô lệ dần từng bước bị diệt vong thay vào đó là chế độ phong kiến và Nhà nước phong kiến ra đời thay thế cho Nhà nước chủ nô bì diệt vong.

Cũng cần phải nói thêm là ở một số nơi trên thế giới, Nhà nước phong kiến xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Sự xuất hiện của Nhà nước phong kiến đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội loài người, nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kình tế - xã hội mà đặc biệt là xóa bỏ ách nô lệ cho những người lao động, nâng cao năng suất lao động trong xã hội.

Cơ sở kinh tế của Nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến. Quan hệ này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, đối với các tư liệu sản xuất khác và đối với việc chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân. Nền kinh tế phong kiến là nền kính tế tự cung tự cấp, hoạt động bao trùm là sản xuất nông nghiệp. Do vậy, đất đai, quyền sở hữu đất đai, quyền thu thuế trên những vùng đất nhất định là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh tế cũng như trong đời sống xã hội phong kiến.

Trong xã hội phong kiến, về nguyên tắc địa chủ không có quyền sở hữu đối với người sản xuất là nông dân mà chỉ có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Nhưng vì không có đất không có tư liệu sản xuất nên nông dân rơi vào tình trạng lệ thuộc vào địa chủ phong kiến về mặt kinh tế, họ buộc phải làm thuê cho đìa chủ phong kiến và phải làm nhiều nghĩa vụ nặng nề đối với địa chủ phong kiến. Hình thức bóc lột phổ biến của địa chủ đối với nông dân là địa tô.

Địa vị của nông dân phần nào đã tốt hơn so với địa vị của nô lệ nông dân đã có kinh tế riêng, có một số quyền công dân, có thể thành lập gia đình riêng ... Tuy nhiên, giai đoạn đầu khi mới xuất hiện chế độ phong kiến " . . . trên thực tế địa vị của nông dân chỉ khác chút ít địa vị của nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ". Với sự phát triển của kinh tế- xã hội cùng chính sách an dân của các Nhà nước phong kiến đã từng bước cải thiện đời sống và địa vị của người nông dân trong xã hội phong kiến.

Xã hội phong kiến là xã hội có kết cấu giai cấp rất phức tạp. Kết cấu này phụ thuộc vào sự khác nhau về kinh tế mà đặc biệt là đất đai. Có thể nói, đất đai trong xã hội phong kiến quyết định sự giàu sang, thứ bậc và địa vị của mỗi người trong xã hội. Ngoài ra, sự phân chia đẳng cấp còn phụ thuộc vào địa vị pháp lý, tính chất và số lượng các quyền mà đại diện của đẳng cấp ấy có thể có ... Mỗi đẳng cấp có địa vị xã hội khác nhau, có lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau: Những đẳng cấp thống trị trong xã hội gồm những người nắm giữ quyền hành trong xã hội (vua, chúa), tầng lớp quý tộc (các loại địa chủ lớn, nhỏ với rất nhiều những đanh
vị khác nhau) tầng lớp tăng lữ (cha cố, sư sãi ...). Những đẳng cấp bị thống trị gồm nông dân tự do, nông dân lệ thuộc, nông nô, thợ thủ công, dân nghèo thành thị ...

Trong xã hội phong kiến, bên cạnh quyền lực của vua chúa phong kiến thì mỗi địa chủ phong kiến đều thiết lập và duy trì quyền lực riêng của mình trên những phạm vi lãnh thổ nhất định. Dù ở thời kỳ phân quyền cát cứ hay thời kỳ trung ương tập quyền thì quyền lực trong xã hội phong kiến cũng luôn mang tính đẳng cấp khắc nghiệt. Điều này dẫn tới tình trạng người nông dân phải chịu rất nhiều tầng nấc áp bức bóc lột.
  • Bản chất của nhà nước phong kiến
Cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp của xã hội phong kiến đã quyết định bản chất của Nhà nước phong kiến. Nhà nước phong kiến xét về mặt giai cấp là công cụ chuyên chính chủ yếu của giai cấp địa chủ phong kiến để chống lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ phong kiến.

Quyền lực Nhà nước trong chế độ phong kiến là quyền lực được duy trì theo cách thức cha truyền cáp nối. Ngoài quyền lực Nhà nước còn phải kể đến quyền lực của các tổ chức tôn giáo (thần quyền) cũng có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị của đất nước. Trong xã hội phong kiến, các tổ chức tôn giáo còn đồng thời là tổ chức kinh tế (các tổ chức tôn giáo có rất nhiệt đất đai và các tài sản quý khác), tổ chức chính trị (các tổ chức tôn giáo có quyền đặt ra luật lệ riêng, có quyền thu thuế, có các đội quân vũ trang, có toà án riêng...) và là trung tâm văn hoá (các tổ chức tôn giáo có thể mở trường học, thành lập các viện nghiên cứu về khoa học, nghệ thuật..:). Với những ưu thế về kinh tế, chính trị, văn hóa như vậy, các tổ chức tôn giáo thường can thiệp, chi phối các công việc của Nhà nước phong kiến, đôi khi lấn át Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định đích sử nhân loại thời kỳ trung cổ đã chứng kiến nhiều cuộc xung đột giữa thần quyền và thế quyền). Tầng lớp tăng lữ, cha cố, sư sãi là những người có học thức cao trong xã hội, do vậy, họ thường được trọng dụng và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Ở các nước phương Đông, người đứng đầu Nhà nước (vua) cũng chính là người lãnh đạo tôn giáo (giáo chủ).

Chính những đặc điểm trên của xã hội phong kiến mà quyền lực của Nhà nước phong kiến thường thỏa hiệp và liên kết chặt chẽ với quyền lực của các tổ chức tôn giáo thành một chế độ cai trị cực kỳ chuyên chế để đàn áp, áp bức, bóc lột nông dân về thể xác cũng như về tinh thần, đẩy người dân vào tình trạng tối tăm, ngu dốt, lạc hậu, luẩn quẩn trong những “đêm dài trung cổ”.

Ngoài tính giai cấp, Nhà nước phong kiến còn có tính xã hội. Các nhà nước phong kiến tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của đất nước mình luôn tiến hành các hoạt động kinh tế- xã hội vì sự phát triển đất nước, vì lợi ích của nhân dân trong nước, vì sự phồn thịnh của quốc gia. Sự tham gia của các nhà nước phong kiến trong việc giải quyết những công việc của xã hội
là xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của xã hội phong kiến, từ mong muốn và nguyện vọng của nhân dân và cả từ ý chí chủ quan, lòng tết của những người cầm quyền. Trong xã hội phong kiến, khi mà mọi quyền lực đều thuộc về các vua chúa phong kiến thì nền chính trị tết hay xấu trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào nhân cách, phẩm hạnh của vua, chúa và tầng lớp quan lại trong nước. Việc đưa đất nước đến thịnh vượng hay suy vong, nhân dân ấm no hay đói khổ lầm than trong nhiều trường hợp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, sự sáng suốt, nhân từ hay ngu muội, bạo ngược của vua chúa trong đất nước. Tuy nhiên, sự quan tâm tới các hoạt động xã hội của Nhà nước phong kiến chưa nhiều, chưa đúng với vị trí vai trò của nó trong xã hội.

Tìm hiểu thêm về Đặc trưng của nhà nước

2. Chức năng của Nhà nước phong kiến

Bản chất của Nhà nước phong kiến thể hiện ở các chức năng của nó. Các chức năng của Nhà nước phong kiến bao gồm:
  • Các chức năng đối nội
(i) Chức năng bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác.

Dưới chế độ phong kiến, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì sản xuất nông nghiệp chí phối gần như toàn bộ nền sản xuất của xã hội. Đất đai chủ yếu nằm trong tay vua chúa phong kiến cũng như các địa chủ lớn nhỏ. Người nông dân hầu như không có ruộng đất và nếu có thì cũng rất ít và khó có thể giữ được. Do chế độ sưu cao, thuế nặng, họ phải cầm cố hoặc bán đất cho địa chủ. Ở các nước phương Đông, vua được coi là chủ sở hữu tối cao đối với đất đai và là chủ sở hữu không hạn chế đối với các tài sản khác. Chính vì vậy, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến, đặc biệt là đất đai. Nhà nước phong kiến bằng pháp luật, bằng các biện pháp kinh tế và bằng cả bạo lực, không loại trừ một biện pháp, hình thức nào mà không sử dụng để bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến. Mọi hành vi xâm hại tới sở hữu phong kiến đều bị Nhà nước phong kiến, cùng địa chủ phong kiến trừng phạt rất khắc nghiệt. Bằng việc bảo vệ các hình thức sở hữu phong kiến, Nhà nước phong kiến đã củng cố, duy trì các hình thức bóc lột tàn nhẫn của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác. Bằng các chính sách về sưu thuế Nhà nước phong kiến còn trực tiếp tham gia vào việc bóc lột một cách không thương xót đối với nông dân. Sự bóc lột của địa chủ phong kiến, quý tộc đối với nông dân càng ngày càng tinh vi, thâm hiểm hơn. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp nhiều khoản khác nhau cho nhà thờ, cho tầng lớp tăng lữ có thể nói hầu hết các đẳng cấp quan lại trong xã hội phong kiến đều sống bằng cách bòn rút của cải và sức lực của người nông dân. (Xem thêm về Chức năng của nhà nước)

(ii) Chức năng trấn áp nông dân và những người lao động khác

Do sự áp bức bóc lột nặng nề của địa chủ phong kiến, nông dân cùng những người lao động khác luôn luôn phản kháng chống lại. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra ở khắp nơi trong quá trình tồn tại của các Nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, do tình trạng phân tán, địa phương chủ nghĩa đã lam cho những người nông dân hết sức khó khăn trong việc liên kết với nhau để chống lại giai cấp địa chủ, chống lại Nhà nước phong kiến. Thói quen chịu đựng của nông dân từ thế hệ này qua thế hệ khác cũng làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân chủ yếu mang tính chất địa phương (từng vùng, từng địa phương) chứ ít có cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô cả nước. Thêm vào đó, “một mình giai cấp nông dân không có khả năng làm cách mạng, chừng nào họ còn đứng trước lực lượng có tổ chức của các vương công, quý tộc và thành thị thông nhất và đoàn kết với nhau". Chính vì thế, Nhà nước phong kiến cũng như từng lãnh chúa phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn có thể để đàn áp quần chúng nhân dân. Biện pháp phổ biến là bạo lực như dùng quân đội để đàn áp, chém giết không thương xót đối với nông dân, ngoài ra còn giam cầm, tra tấn, đánh đập nông dân đến chết. Trong những trường hợp nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân thì Nhà nước phong kiến, các chúa phong kiến luôn chi viện cho nhau, cùng nhau đàn áp dã man nông dân.

Đi đôi với việc sử dụng bạo lực, Nhà nước phong kiến còn sử dụng tôn giáo, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo để khống chế, đàn áp nông dân về tinh thần. Hình thức phổ biến là ngu dân, lừa gạt nông dân, tuyên truyền giáo dục hệ tư tưởng phong kiến, thần thánh hoá chế độ phong kiến cũng như quyền lực, địa vị của giai cấp địa chủ phong kiến.

Các vua chúa phong kiến thường tự cho mình là "thiên tử", là "cái bóng" của trời, là sứ giả của thượng đế thừa hành thiên mệnh, thay trời trị dân. Trong xã hội phong kiến hầu như các hình thái ý thức xã hội đều chịu sự khống chế của tôn giáo và thần học. Ơ nhiều nước phong kiến có những tôn giáo được coi là quốc giáo buộc mọi người dân phải tin, phải theo. Những người có tư tưởng, quan điểm tiến bộ, khoa học nhưng trái với quan điểm tôn giáo và lợi ích của giai cấp thống trị thường bị bức hại. Trong số những người nông dân bị trấn áp thì phụ nữ là lớp người bị trấn áp nhiều nhất, chịu nhiều đè nén áp bức nhất và thiệt thòi nhất.

(iii) Chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước phong kiến

Cũng như tất cả các nhà nước khác Nhà nước phong kiến phải thực hiện các hoạt động quản lý kinh tế- xã hội duy trì sự ổn định và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Trong nhưng chừng mực nhất định, Nhà nước phong kiến đã tham gia vào các hoạt động như xây dựng và bảo vệ đê điều, làm thủy lợi, khai hoang, di dân tới những vùng đất mới, đấu tranh chống bệnh tật, nghèo đói, diệt trừ trộm cướp ... tạo điều kiện để nhân dân yên ổn làm ăn. Các Nhà nước phong kiến thường tìm nhiều cách phát triển đất nước, chăm lo bảo vệ lài sản của dân, khuyến khích nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Một số nhà nước phong kiến đã có những chính sách đất đai, tài chính … có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước vì lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy rằng sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người cầm quyền.

  • Các chức năng đối ngoại

(i) Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược xâm chiếm lãnh thổ mới, mở rộng quyền lực và làm giàu bằng tài nguyên, của cải của các dân tộc khác

Trong xã hội phong kiến, chiến tranh là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, là phương tiện để làm giàu và mở rộng quyền lực. Nhà nước phong kiến có thể tham gia vào bất kì một cuộc chiến tranh nào dù là chính nghĩa cũng như không chính nghĩa, miễn là có lợi cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền, thậm chí chỉ có lợi cho cá nhân nhà vua. Trong thời kỳ cát cứ, mỗi chúa phong kiến đều có thể gây chiến và tiến hành chiến tranh với các chúa phong kiến khác.

Các cuộc chiến tranh thời kỳ phong kiến thường kéo dài liên miên và có tính chất hủy diệt (giết sạch, đốt sạch) gây thiệt hại rất lớn về người và của cho nhân dân trong nước cũng như nhân dân các dân tộc khác.

(ii) Chức năng phòng thủ đất nước và bang giao với các nước khác

Đi đôi với việc tiến hành chiến tranh xâm lược, các Nhà nước phong kiến trong phạm vi khu vực cũng như quốc tế luôn luôn tìm mọi biện pháp tiến hành các hoạt động bảo vệ lãnh thổ của mình trước nguy cơ xâm lấn của nước ngoài. Nhiều Nhà nước phong kiến còn thực hiện chính sách bang giao hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại với các nước khác vì sự hưng thịnh của quốc gia.

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

3. Các hình thức nhà nước phong kiến

Về hình thức chính thể của Nhà nước phong kiến phổ biến là chính thể quân chủ. Đứng đầu đất nước, thâu tóm quyền hành tối cao trong tay là vua đầy uy lực và thiêng liêng. Quyền lực nhà nước trong tay vua thường được truyền từ đời này sang đời khác. Đôi khi, ở một số thành phố của quốc gia phong kiến có thể bắt gặp chính thể cộng hòa phong kiến.

Hình thức cấu trúc nhà nước của Nhà nước phong kiến chủ yếu là cấu trúc đơn nhất, có thể là đơn nhất tập trung (Nhà nước phong kiến thường xâm chiếm rồi sát nhập các nước khác vào lãnh thổ của mình chứ không chấp nhận cấu trúc liên bang) hoặc đơn nhất chia lẻ. Hãn hữu mới gặp cấu trúc liên bang phong kiến (như Cộng hòa liên bang Gugenôtốp ở phía Nam nước Pháp thế kỷ XVI).

Về chế độ chính trị của các Nhà nước phong kiến, biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền lực nhà nước là lừa dối và bạo lực. Nhà nước phong kiến công khai và hợp pháp hóa việc sử dụng bạo lực để quản lý nhà nước.

Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, hình thức của Nhà nước phong kiến có nhiều biến dạng khác nhau. Ơ các nước Châu Âu thường diễn ra hai thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến là thời kỳ phân quyền cát cứ và thời kỳ trung ương tập quyền.

(i)Nhà nước phong kiến thời kỳ phân quyền cát cứ

Nhà nước quân chủ thời kỳ phân quyền cát cứ là những Nhà nước xuất hiện ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến.

Giai đoạn này, chính quyền trung ương còn yếu, trong đất nước tồn tại nhiều lãnh chúa phong kiến lớn nhỏ khác nhau. Mỗi lãnh chúa thường chiếm cứ một vùng lãnh thổ, thiết lập và thực hiện quyền lực riêng của mình trên vùng lãnh thổ đó gần như một Nhà nước của riêng mình. Về nguyên tắc, các chúa đất phải phục tùng quyền lực của vua (hoàng đế), phải làm nghĩa vụ với vua, phải nộp thuế, cống nạp, phối hợp lực lượng với vua để đàn áp nông dân và tiến hành chiến tranh chống các nước khác ... Nhưng các chúa phong kiến lớn thường bành trướng, tăng cường quyền lực của mình bằng cách tự đặt ra luật lệ riêng, thu thuế riêng, thành lập các lực lượng vũ trang riêng ... để khống chế sự lớn mạnh của chính quyền trung ương, không chịu thần phục chính quyền trung ương. Do vậy, chính quyền của vua (trung ương) thời kỳ này chỉ mang tính hình thức, còn quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.
Ngoài việc chèn ép chính quyền trung ương, các chúa đất còn chèn ép lẫn nhau. Các chúa đất lớn thường bắt các chúa đất nhỏ thần phục, chịu sự chi phối của mình. Sự thần phục của các chúa đất thường mang tính cá nhân. Các địa chủ nhỏ, yếu thế bị chèn ép, sợ bị xâm lược, sợ nông dân nổi dậy ... thường phải cầu cạnh sự che chở của các địa chủ lớn hơn và tôn sùng người đó làm chúa của mình. Địa chủ nhỏ được chúa che chở nhưng phải thừa nhận cho chúa có quyền siêu việt trên đất đai của mình.

(ii) Nhà nước phong kiến thời kỳ trung ương tập quyền

Do sự phát triển của xã hội phong kiến, đặc biệt là sự phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa, sự lớn mạnh của các đô thị làm cho nhu cầu về sản xuất và trao đổi hàng hóa tăng nhanh. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất trong đất nước, xóa bỏ tình trạng cát cứ, phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề và phức tạp từ lãnh địa này sang lãnh địa khác, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Để tránh sự chèn ép của các chúa đất lớn, các tầng lớp thị dân, các chúa đất vừa và nhỏ cũng ủng hộ việc tập trung quyền lực mạnh vào tay vua để được vua che chở, bảo vệ. Bản thân vua để có thể đấu tranh chống lại các chúa đất phong kiến lớn buộc phải dựa vào nhà thờ, các chúa đất vừa và nhỏ cùng tầng lớp thị dân để củng cố chính quyền của mình. Thêm vào đó là nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các cuộc nổi dậy của nông dân cũng đòi hỏi phải có một chính quyền trung ương hùng mạnh đủ khả năng để giải quyết những công việc nói trên. Tất cả những nguyên nhân đó đã dẫn đến chính quyền của vua ngày càng được củng cố, số lượng quân đội của vua ngày càng đông và được trang bị hiện đại hơn. Quyền lực từng bước tập trung vào tay vua hình thành nên Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Giai đoạn đầu của thời kỳ trung ương tập quyền xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến quân chủ đại diện đẳng cấp. Nắm giữ quyền lực tối cao trong đất nước là vua và một cơ quan đại diện cho đẳng cấp ủng hộ vua (như Hội nghị quốc dân ở Nga, Hội nghị tam cấp ở Pháp hay Nghị viện ở Anh ...). Cơ quan đại diện đẳng cấp bao gồm đại biểu của giới quý tộc, tăng lữ, sư sãi và thị dân.

Cơ quan đại diện đẳng cấp chủ yếu góp ý với vua về các vấn đề chiến tranh, hoà bình, ấn định các loại thuế ... Khi đã củng cố và tăng cương được quyền lực khá mạnh, vua thường coi nhẹ, xem thường vai trò của các cơ quan đại diện đẳng cấp.

Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, vua dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nên Nhà nước phong kiến quân chủ tuyệt đối (chuyên chế). Vua trực tiếp ban hành pháp luật, bổ nhiệm quan lại, thu chi ngân sách nhà nước, quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước. Triều đình trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị của cả nước.

Nếu như ở giai đoạn đầu, sự hình thành Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền có tác dụng tích cực, nó thúc đẩy sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, quân sự ... thì giai đoạn sau đó mà đặc biệt là giai đoạn xuất hiện Nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế đã cản trở sự phát triển của phương thức sản xuất tiến bộ hơn - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vua trở thành kẻ thi hành chính sách của các tập đoàn quý tộc phong kiến phản động cản trở sự phát triển của tầng lớp thị dân - tiền thân của giai cấp tư sản.

(iii) Cộng hòa phong kiến

Với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, các thành phố trong xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực. Phần lớn các thành phố phong kiến đều lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến hoặc lệ thuộc trực tiếp vào vua. Cũng có trường hợp các thành phố đó vừa lệ thuộc vào vua và lại vừa phụ thuộc vào giáo chủ. Với sự phát triển của mình các thành phố trong nhà nước phong kiến đã từng bước đấu tranh với vua chúa phong kiến đòi quyền tự quyết trong một số vấn đề nhất định như được bầu ra những cơ quan đại diện của mình để quản lý thành phố, được thành tập lực lượng vũ trang để canh phòng, tổ chức tòa án riêng, thậm chí có thể có đồng tiền riêng và có thể được phép thu một số loại thuế ... Quá trình phát triển đó của các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước hình thành ở đây mô hình chính thề cộng hoà phong kiến tự trị trong các nhà nước phong kiến.

Các thành thì này tuy có một vài chế đính của chính thể cộng hòa (bầu cử cơ quan tự trị, công dân bình đẳng ...) nhưng về thực chất vẫn thuộc chế độ phong kiến vì vẫn là một bộ phận của lãnh địa, lãnh thổ phong kiến. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố, công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến.

Tìm hiểu các nội dung liên quan tại Thư viện pháp luật

4. Bộ máy nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến với chính thể quân chủ là phổ biến nên bộ máy nhà nước phong kiến luôn mang nặng tính quân sự tập trung quan liêu gắn liền với chế độ đẳng cấp của xã hội phong kiến.

Trong bộ máy nhà nước phong kiến, ở trung ương có triều đình. Đứng đầu triều đình là vua (quốc vương) thâu tóm gần như toàn bộ quyền lực nhà nước. Vua được coi là người thay trời trị dân. Quyền lực của vua đôi khi còn cao hơn cả quyền lực của giai cấp phong kiến thống trị mà vua là người đại diện. Vua là người ban hành pháp luật, người tổ chức thi hành pháp luật đồng thời là người xét xử tối cao. Các quan lại đều do vua bổ nhiệm, cắt cử. Triều đình được tổ chức để giúp vua cai quản đất nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải báo cáo và phải chịu trách nhiệm trước vua. Bộ máy chính quyền ở địa phương cũng do vua bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước vua.

Trong thời kỳ phân quyền cát cứ, mỗi lãnh địa các lãnh chúa đều tổ chức cho mình một bộ máy riêng gồm lực lượng vũ trang riêng, những cơ quan giúp việc lãnh chúa quản lý các công việc trong lãnh địa.

Nhà nước phong kiến nhiều khi được xem là của nhà vua nên trong bộ máy nhà nước phong kiến nhiều khi không có sự phân định rành mạch giữa công việc nhà nước (phục vụ đất nước) với công việc riêng của vua (phục vụ cá nhân nhà vua).

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.