Nhà nước cộng hòa tổng thống ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Nhà nước tư sản Mỹ điển hình về chính thể cộng hoà tổng thống và hình thức nhà nước liên bang tư sản, điển hình về chế dộ hai đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền, điển hình về lổ chức nhà nước tư sàn theo thuyết tam quyền phân lập.

I. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ. Sự thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ và nhà nước tư sản.

Thổ dân Bắc Mĩ là người da đỏ, thường được gọi là người Anh Điêng. Họ sống trong giai đoạn nguyên thủy. Quá trình xâm thực tàn bạo của thực dân Châu Âu bắt đẩu từ thẻ kỳ XIV sau cuộc thám hiểm của Crixtôp Côlôngbỏ. Đến năm 1752 Anh dã thành lập đuợc 13 vùng thuộc địa ở Bắc Mĩ.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia các thuộc địa ra làm hai loại, một số bang tự trị, còn ở những bang khác Anh cử thống đốc tới cai trị. Cả 13 bang đều không cổ luật pháp riêng, mà phải tuân theo luật pháp Anh. Đại diện của nhà vua Anh nắm quyền chỉ huy quân đội và hải quân.

Về kinh tế, xã hội, công thương nghiệp tư bản thuộc địa phát triển nhưng không khỏi mâu thuẫn với chính quốc. Chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển công thương nghiệp Bắc Mĩ, muốn các thuộc địa chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho Anh quốc. Trong nông nghiệp, tuy kinh tế tư bản cũng phát triển nhưng trong các đồn điền còn phổ biến bóc lột kiểu nông nô và nô lệ. Kinh tế nông nghiộp cũng không thoát khòi sự lệ thuộc vào chính quốc. Đại đa sô' nhân dân không có quyển chính trị.

Bên cạnh các mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giũa các thuộc địa với chính quốc lúc này nỏi lên thành mâu thuán hàng đầu.

Bởi vậy, nhân dân các thuộc địa, dưới sự lãnh dạo của giai cấp tư sản đã nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh dể dành độc lập. Đó cũng chính là cuộc cách mạng tư sản, vì nó không chì dành độc lập cho các thuộc địa mà còn xoá bỏ tàn tích phong kiến, dọn đường cho chù nghĩa tư bàu Bắc kỳ phát triển mạnh mẽ.

Tháng 12 năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh đến Bôxtơn bị người Mĩ tẩy chay và vất chè xuống biển. Từ sự kiện này chiến tranh hầu như khó tránh khỏi. Những nguời lãnh đạo phong trào cách mạng thấy cần có một hội nghị của các thuộc địa để biểu lộ ý chí chung.

Hội nghị lục địa lần thứ nhất họp từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 25 tháng 10 năm 1774 gồm 56 đại biểu của 12 bang (trừ bang Gioóc gia). Hội nghị đã ra bản "Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại". Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, xoá bỏ những luật cấm vô lí của chính quyền Anh đối với thuộc địa. Nhưng các yêu sách này bị chính phủ Anh bác bỏ. Hội nghị lục địa lần thứ I biểu tượng cho xu hướng thế độc lập và thông nhất của các thuộc địa.

Cuối năm 1774 đầu 1775, cả hai bên đều đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh. Ngày 19 tháng 4 năm 1775 quân Anh tiến hành đánh chiếm kho vũ khí ở Côn Coóc và bị giết hơn 200 tên. Chiến tranh bùng nổ. Hội nghị lục địa lần thứ II, gồm đại biểu của 13 bung, khai mạc ngày 10 tháng 5 năm 1775. Hội nghị quyết định thành lập "quân đội lục địa'' và bổ nhiệm Oasinhtơn làm tổng chỉ huy.

Từ năm 1776, các bang đã thành lập chính quyền của mình. Hội nghị lục địa lần thứ II hoạt động như một chính phủ lâm thời liên bang, nhưng quyền hạn không có là bao. Ngày 4 tháng 7 năm 1776 Hội nghị long trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định nền độc lập của các thuộc địa và tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. Bản tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh".

Tuyên ngôn khẳng định chỉ nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và huỷ bỏ chính quyền khi nó đi ngược lại quyền lợi của quần chúng. Tuyên ngôn là văn kiện có tính chất dân chủ, tự do tư sản và nêu cao chủ quyền của nhân dân. Tuy nhiên, Tuyên ngôn không có điều khoản thủ tiêu bóc lột và buôn bán nô lệ. Mặc dù vậy, Tuyên ngôn độc lập của Mĩ là một tiến bộ lớn lao lúc bấy giờ. Đó là một văn kiện chính trị - pháp lí nổi tiếng trong lịch sử thế giới.

Tiếp đó, ngày 7 tháng 10 năm 1776, Hội nghị lục địa thông qua bản "Các điều khoản của liêng bang". Do sự tranh cãi và yêu sách vô biên giới, lãnh thổ giữa các bang, nên mãi đến năm 1781 Các điều khoản của liên bang mới được chính quyền của các bang phê chuẩn. Văn kiện này bước đầu thiết lập chính quyền tư sản liên bang. Chính quyền đó chưa có nghị viện, toà án, tổng thống. Chính phủ liên bang mang tên Hội đồng lục địa, được thành lập gồm đại diện cùa 13 bang. Muốn giải quyết vấn đề gì, Hội đồng lục địa phải có 9/13 bang đồng ý, muốn thay đổi điều nào trong các điều khoản của liên bang phải được cả 13 bang chấp thuận. Những người kí kết văn kiện này chủ trương xây dựng một chính quyền liên bang "yếu", vì sợ sự lạm dụng quyền hành như trong chế độ quân chủ nghị viên ở Anh. Ngược lại, các bang còn giữ nhiều quyền hạn lớn, có quyền tự trị hoàn toàn về chính sách đòi nội của bang, đặc biệt là quyền thu thuế và buôn bán.

Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ đã được nhiều nước Châu Âu ủng hộ như: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan. Cuối cùng trước thất bại năng nề về quân sự, thực dân Anh phải kí với Bắc Mỹ Hiệp ưóc Véc xay ngày 3/9/1783. Theo Hiệp ước này, nước Anh phải thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ và giao cho Hoa Kì cả miền Tây Mítxixipi rộng lớn.

Hiệp ước Véc xây đánh dấu sự thắng lợi của cuộc dấn tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ, mờ dường cho phương thức sản xuất tư bản chù nghĩa phát triển.
Xem nội dung khác tại:Luật Hành chính

II. Nhà nước tư sản sau cuộc chiến tranh giành độc lập. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Hiến pháp 1787 và tổ chức bộ máy nhà nước

Sau khi thành lập nưóc Hoa kì vẫn chưa có hiến pháp. Hơn nữa, qua thực tiễn của thời gian này, người Mĩ nhân thấy hậu quả của một chính phủ liên bang yếu là rất nhiều vấn đề quan trọng của liên bang không được giải quyết. Vì vậy, tháng 5/1787 Hội nghị liên bang được triệu tập để xoá bỏ các điều khoản của Liên bang và xây dựng hiến pháp liên bang. Sau 4 tháng rưỡi tranh luận và thảo luận, 55 đại biểu mới thông qua được bản hiến pháp. Song phải đến năm 1789, hiến pháp mới được chính quyền các bang phê chuẩn.

Lúc mới ra đời, Hiến pháp Hoa Kì có 7 điều, chỉ quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Sau đó đến năm 1791, mười điều bổ sung đầu tiên được thông qua và có hiệu lực, quy định về các quyền của công dân và quyền của con người. Chẳng hạn, điều bổ sung thứ nhất cấm quốc hội Mĩ đưa ra các đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, thỉnh cầu,tôn giáo. Điều bổ sung thứ hai cho phép các công dân Mĩ được mang súng. Các điều bổ sung 3,4,5 khẳng định tính bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín, cấm các cuộc khám xét vô cớ, cho phép các công dân khước từ việc công khai mà có thể làm hại cho họ. Năm 1798, Quốc hội Mĩ thông qua điều bổ sung thứ 11 về quyền của mỗi công dân trong khi liên quan đến tư pháp ở tiểu bang. Điều bổ sung thứ 12 được thông qua năm 1804. Các điều bổ sung 13,14,15 được thực hiện ngay sau cuộc nội chiến Nam - Bắc. Trong đó, điểu bổ sung thứ 13 tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lộ ở Mĩ.

Sau này, Hiến pháp đó được bổ sung và sửa đổi một số điều khoản. Ngày nay bản hiến pháp này vẫn có hiệu lực.

Hiến pháp 1787 thiết lập nhà nước cộng hoà tổng thống. Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức nhà nước mà ờ đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Vậy tại sao ở Mĩ lại xây dựng nhà nước tư sản theo chính thể cộng hoà tổng thống. Có ba quan điểm lí giải khác nhau. Một số người cho rằng vì nước Mỹ ở xa xôi cách biệt, đường biển đi lại khó khăn, nên các nhà lập hiến Hoa Kì không thể tiếp thu một cách kịp thời những gì gọi là tiến bộ của Châu Âu lục địa và của Anh quốc. Quan điểm thứ hai cho rằng chính thể cộng hoà tổng thống cho phép áp dụng được triệt để thuyết tam quyền phân lập, và thể hiện đúng quan điểm thỏa hiệp của các tầng lớp giai cấp tư sản. Những người khác lại cho rằng, nhằm ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân và nhằm điều hành nhanh nhạy công việc nhà nước, nên Mĩ thiết lập chính thể cộng hoà tổng thống.

Hiến pháp Mĩ thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt để thuyết tam quyền phân lập. Nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia ra ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan giữ ba quyền này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực, để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực. Nếu xét về bản chất, việc tổ chức nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập không chỉ nhằm chống lại sự độc đoán, chuyên quyền và dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản, mà còn nhằm che đậy bản chất của nhà nước tư sản, lừa bịp quần chúng nhân dân. Trên cơ sở của thuyết tam quyền phân lập, nhà nước tư sản Mĩ được tổ chức theo ba nguyên tắc sau:
  • Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau.
  • Ba bộ phận đó có nhiệm kì khác nhau.
  • Ba bộ phận đó có sự độc lập và kiềm chê lản nhau, bào đảm cho chúng không loại ưừ hoặc tiếm quyền nhau.
Nghị viện:

Nghị viện là cơ quan lập pháp, gồm hai viện: (i) Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kì của hạ viện là hai năm. (ii) Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kì cùa thượng nghị viện là sáu năm và cứ hai năm bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ, không kể bang lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay ít. Theo khoản 3 điểu 1, thượng nghị sĩ (ở liên bang) do quốc hội tiểu bang báu lên. Sau dó, theo diểu bổ sung và sửa dôi sau này (diéu 17), thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ, đểu do dân chúng trực tiếp bầu ra.

Khi là nghị sĩ của một viện, thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Các nghị sĩ được hường lương, có vãn phòng và người giúp việc.

Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyển sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thông, quyền tán thành hoặc không tán thành các quan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã ký. Xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực nên hai viện có chức năng, quyền hạn khác nhau. Ví dụ: hạ nghị viện có quyền luận tội các quan chức cao cấp nhất của nhà nước, kể cả tổng thống, nhưng lại không có quyền kết tội, quyền này thuộc về thượng viện. Bởi vậy không thể nói rằng viộn nào nhiều quyền hơn viện nào.

Có những người cho rằng, cơ cấu hai viện như vậy của Mĩ nhằm cân bằng với bộ máy hành pháp, nghị viện không thể lấn át các cơ quan nhà nước khác. Nhưng lại có quan điểm khác cho rằng, trong quá trình xây dựng hiến pháp đã hình thành hai phe. Đại diện các bang lớn, với số dân đông muốn số lượng nghị sĩ theo số dần từng bang. Đại diện của các bang nhỏ, với số dân ít lại muốn số nghị sĩ của từng bang bằng nhau. Và để dung hoà giữa hai phe này, Quốc hội Mĩ được cơ cấu hai viện như trên.

Tống thống:

Theo Hiến pháp năm 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp: "Quyền hành pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được trao cho tổng thống". Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất quản lí đất nước. Tổng thống có những quyển hạn rất lớn.
  • Tổng thống bổ nhiêm các bộ trưởng. Chính phủ chi là cơ quan tư vấn cho tổng thống.
  • Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
  • Trình dự án luật và dự án ngân sách lên nghị viện.
  • Kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao.
  • Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao
  • Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Quy trình phủ quyết một đạo luật như sau: nếu một dự án luật (quyền trình dự án luật là quyền của nghị sĩ) được hạ nghị viện và thượng nghị viện thông qua với đa số phiếu tương đối (quá nửa nghị sĩ của từng viên đổng ý) thì đưa sang tổng thống. Nếu tổng thống phủ quyết, thì đạo luật đó được chuvển lại hai viện. Và lần này đạo luật đó phải được từng viện thông qua với đa số tuyệt đối (2/3 tổng số nghị sĩ) thì tổng thống phải kí ban bố. Nếu đạo luật không được nghị viện thông qua với đa sô tuyệt đôi. đạo luậl phải bị hủy bỏ.
Nhiệm kì của tổng thống là 04 năm. Người muốn ứng cử tổng thống phải là công dân Hoa Kỳ, từ 35 tuổi trờ lên, đã cư trú ở Mỹ trên 14 năm. Tổng thống do toàn dân bầu ra, nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Bởi các nhà lập hiến năm 1787 sợ rằng, nêu được bầu theo lối bầu dồn phiêu trực tiếp, thì tổng thống, với sự tấn phong của toàn dân, dễ có nhiều uy tín, dễ lấn át nghị viện và sẽ có khuynh hướng độc tài. Cuộc bầu cử tổng thống diễn ra qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn các chính đảng đề cử ra ứng cử viên của mình, bay còn gọi là giai đoạn bầu cử sơ bộ. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Trước tiên các đảng bộ ở tiểu bang bầu đại biểu của mình đi dự đại hội đảng toàn liên bang. Người trúng ứng cử viên tổng thống phải chiếm được đa số tuyệt đối sô phiếu bầu trong đại hội đàng toàn liên bang nếu không thì phải bầu ờ vòng 2, vòng 3,...

- Giai đoạn bầu cử chính thức: cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn của tiểu bang mình. Số người trong tuyển cử đoàn bằng số lượng nghị sĩ cùa tiểu bang ớ Quốc hội Hoa Kì và phải không là nghị sĩ, không là quan chức của tiểu bang, của liên bang, ứng cử viên tổng thống nào có nhiều đại diện trong tuyển cử đoàn thì đương nhiên sẽ được hường cà số lượng phiếu tuyển cừ đoàn của tiểu bang đó. Chỉ cần cộng tổng số người của các tuyển cử đoàn là biết được ai thắng cử tổng thống rồi. Hay nói cách khác, nhân dân chi cần bầu xong tuyển cử đoàn, thì đã xác định được ai là tổng thống.

- Giai đoạn các tuyển cử đoàn họp ở từng tiểu bang để bầu tổng thông và gửi kết quả lên thượng nghị viện ờ Mĩ. Đây là giai đoạn tuyển cử mang tính chất hình thức. Nếu ai dược quá nửa số phiếu thì sẽ trúng tổng thống. Nếu trong trường hợp không phân thắng bại thì hạ nghị viện sẽ họp để bầu tổng thống.

Pháp viện tối cao:

Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của thượng nghị viện. Pháp viện tối cao có những quyển hạn chủ yếu sau:
- Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không.
- Giải thích pháp luật.
- Quyền tối cao về xét xử.

- Thủ đoạn hai đảng tư sản thay nhau cầm quyền:

Sau khi nước Mĩ ra đời, hai đảng tư sản được thành lập. Đảng Cộng hoà ra đời năm 1851, đại biểu cho đại tư sản công nghiệp và tài chính. Đảng Dân chủ được thành lập 1791, đại biểu cho đại điền chủ và tư sản miền Nam. Các đảng tư sản có những chức năng chủ yếu sau:

- Cạnh tranh với nhau để trở thành đảng cầm quyển. Đảng phái chính trị tư sản trở thành đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống. Thực tiễn lịch sử cho thấy, không mấy người ứng cử tự do (không đảng phái) mà đắc cử. Đảng cầm quyền là đảng chiếm đa số trong nghị viện, đảng có ứng cử viên thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống. Chính kiến của nghị sĩ, chính sách của tổng thống thể hiện ý chí của đảng. Chủ tịch hạ nghị viện, hoặc chủ tịch thượng nghị viện, các chủ tịch các uỷ ban của hai viện thường là người của đảng chiếm đa số trong nghị viện.

Các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời. Nên có trường hợp tổng thống và đa số nghị sĩ không cùng một đảng. Nhưng dù thế nào cũng đều chỉ là người của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà. Chính Đa vít Côlơ - một học giả tư sản đã nhận định: "Hai đảng rất giống nhau ở rất nhiều điểm đến nỗi đôi khi hai đảng được gọi là anh em sinh đôi. Cứ hai năm một lần, hai đảng lại thỏa thuận và so tài một trận, mà trong đó cả hai đều được bảo vệ vừa đủ để tránh thiệt hại cho phe thua. Như vậy, thực chất của chế độ lưỡng đảng ở Hoa Kì là:

Thứ nhất, là bảo đảm cho giai cấp tư sản độc quyền thống trị nhà nước.

Thứ hai,là ngăn chặn đại biểu của quần chúng nhân dân trờ thành quan chức ương bộ máy nhà nước tư sản.

Thứ ba, là các đảng tư sản là nơi cung cấp đội ngũ quan chức cho bộ.

- Chức năng thứ hai của đảng phái tư sản là chức năng kiềm chế và đối trọng quyền lực. Chức năng này thể hiện nổi bật trong ba truờng hợp. Nếu một đảng vừa có người là tổng thống vừa chiếm đa số trong nghị viện, thì đảng kia trở thành đảng đối lập. Trường hợp thứ hai, một đảng có người là tổng thống, còn đảng kia chiếm đa số trong cả hai viện cùa quốc hội. Trường hợp thứ ba là một đảng có người là tổng thống và chiếm đa số trong một viện, còn đảng kia chiếm đa số ở viện kia.

- Chức năng thứ ba của đảng phái tư sản là phổ biến tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tư sản trong quần chúng, chia rẽ và kìm hãm sự giác ngộ cách mạng của giai cấp vố sảnnhân dân lao động.

Tất cả những chức năng trên của các đảng phái tư sản đều nhằm một mục đích duy nhất là bảo hộ địa vị thống trị của giai cấp tư sản, duy trì nén dân chủ tư sản.

- Việc thực hiện chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản Mỹ:

Về chức năng đối nội, sau cuộc chiến tranh giành độc lập, chính quyền tư sản Bắc Mỹ đã thủ tiêu các hình thức chiếm hữu phong kiến và danh hiệu quý tộc phong kiến, bãi bỏ chế độ lĩnh canh ruộng đất cha truyền con nối, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp phát triển. Đồng thời, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng được khuyến khích phát triển.

Bằng con đường mua lại đất của Pháp, Tây Ban Nha, dồn đuổi da đỏ, bành trướng về miền Tây Bắc Mĩ, đến giữa thế kì XIX, Hoa Kỳ đã có 30 bang. Cuộc nội chiến 1861-1865 li cuộc chiến tranh giữa quân đội của các bang miền Nam và quân đội liên bang (thực chất là quân đội của các bang miền Bắc). Kết quả của cuộc nội chiến là quân đội liên bang giành thắng lợi, sự thống nhất của toàn liên bang được khôi phục, kiểu bóc lột nô lệ của các tư sản – chủ nô miền Nam bị xoá bỏ.

Sau cuộc nội chiến, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn. Đến cuối thế kỷ XIX, Mĩ trở thành nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới.

Về chức năng đối ngoại, trọng tâm bành trướng và xâm lược của chính quyền Mĩ là Mĩ Latinh. Ngoài ra, Mĩ bắt đầu nhòm ngó và can thiệp vào nhiều nước Châu Á, như Triều Tiên, Trung Quốc. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đến cuối thế kỷ XIX. Mĩ đã trở thành đối thủ đáng gườm của các thực dân Châu Âu trong cuộc tranh giành thuộc địa.
Nội dung khác:Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Tổ pháp luật đại cương - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

Khuyến nghị:
  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.