Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

Hỏi: Cho em hỏi, trước khi xử phạt người vi phạm luật giao thông đường bộ, người xử lý vi phạm có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người vi phạm và yêu cầu ký xác nhận biên bản.Tuy nhiên, trường hợp cảnh sát giao thông không chứng minh được lỗi của người vi phạm, và người vi phạm không ký vào biên bản phạt; cảnh sát giao thông yêu cầu người làm chứng ký vào biên bản, thì có đúng pháp luật không? Nếu người làm chứng được phép ký thì họ thuộc những đối tượng nào? (Giáng Tiên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hoàng Việt Dũng - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
"1.Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm: a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này; b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính".

Như vậy, theo điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Trường hợp bạn không ký vào biên bản xử phạt, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người làm chứng ký. Tuy nhiên, nếu không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại, và người ra quyết định bị khiếu nại sẽ phải chứng minh hành vi vi phạm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.