Nguyên đơn dân sự và một số vấn đề cần lưu ý

Vụ án dân sự trong phạm vi bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Vụ án dân sự trong phạm vi bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.Ngoài ra, người viết xin giới hạn quy định nguyên đơn trong việc giải quyết vụ án dân sự theo hai cấp xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm; không bao gồm việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; không áp dụng đối với vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luậta tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, khái niệm nguyên đơn

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Nguyên đơn còn là cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Nếu việc khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp; cũng không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì người khởi kiện sẽ không có quyền khởi kiện.

Trong nguyên đơn còn có đồng nguyên đơn và nhiều nguyên đơn cần phân biệt. Đồng nguyên đơn là trường hợp trong vụ án, có nhiều người khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức, ví dụ như nhiều người trong hàng thừa kế có cùng yêu cầu chia di sản thừa kế, vợ chồng khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, vợ chồng cùng đòi nợ người khác…

Vụ án có nhiều nguyên đơn, theo quy định của BLTTDS năm 2015, đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các nguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trong cùng vụ án vì có cùng bị đơn.

Thứ hai, năng lực pháp luật tố tụng dân sựnăng lực hành vi dân sự của nguyên đơn:

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

(i) Về chủ thể: Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Cụ thể, cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Vấn đề đặt ra đối với cơ quan có nhiều bộ phận cấu thành. Ví dụ theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014, TANDTC bao gồm Hội đồng thẩm phán TANDTC, bộ máy giúp việc, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng – Học viện Tòa án. Theo quan điểm người viết, chỉ có Học viện Tòa án mới có quyền tham gia tố tụng dân sự một cách độc lập. Vì Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Tổ chức bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước.

Tổ chức còn bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tổ chức bao gồm tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Tổ chức có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Việc xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có quy định riêng. Theo đó, chủ thể này tham gia tố tụng dân sự phải có người đại diện hợp pháp.

(ii) Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự: Nguyên đơn là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Đối với nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

Nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Nguyên đơn là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Quy định này xuất phát từ Bộ luật Lao động năm 2012, theo đó, người đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động; và quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn